Tiểu Luận Quy trình NK thiết bị toàn bộ ở Tổng công ty Xây dựng & phát triển hạ tầng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I NÓI ĐẦU

    Hòa cùng xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về hợp tác kinh tế đang nổi trội, với sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, với tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và thương mại giữa các quốc gia đang ngày càng sâu xắc, Việt nam đã và đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nền kinh tế hòa nhập vào sự năng động của khu vực Đông Nam Á, hay nói rộng hơn là vành đai Châu Á- Thái Bình Dương. Với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, còn hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật thì con đường nhanh nhất để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế là cần nhanh chóng tiếp cận những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài để tiến hành nhập khẩu thiết bị hiện đại phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Bối cảnh đó đã đặt ra cho ngành xây dựng nói chung và tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng nói riêng những cơ hội và thử thách lớn lao. Đó là làm thế nào để có được những công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất với thời gian và chi phí ít nhất, cho hiệu quả cao nhất.
    Trong một thời gian thực tập tại phòng kinh doanh XNK , tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, trên cơ sở những kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ XNK đã được truyền đạt tại nhà trường và một số kinh nghiệm thực tế thu được, với mục đích tìm hiểu thêm về qui trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng. Tôi quyết định chọn đề tài báo cáo thực tập của mình là: Qui trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng .
    Trên cơ sở mục đích của đề tài, thu hoạch thực tập tốt nghiệp gồm những phần chính sau:
    ã Chương I: Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ trong cơ chế thị trường
    ã Chương II: Quy trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
    ã Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
    Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Duy Liên- Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi, các thầy cô trong khoa kinh tế ngoại thương, tập thể cán bộ Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng(LICOGI), các cô chú và anh chị trong phòng kinh doanh XNK đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản báo cáo thực tập này.



    CHƯƠNG I
    HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ
    TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

    I. Các khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ
    1. Thiết bị toàn bộ là gì? đặc điểm của hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ

    Cùng với sự phát triển và thay đổi cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam, các khái niệm và định nghĩa này cũng được bổ sung và phát triển.Ngày 13/11/1992 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 91/TTg ban hành “Quy định về quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ”, trong đó đưa ra định nghĩa Thiết bị toàn bộ như sau :
    Thiết bị toàn bộ là tập hợp toàn bộ máy móc thiết bị ,vật tư dùng riêng cho một dự án có trang bị công nghệ cụ thể có các thông số kinh tế-kỹ thuật được mô tả và quy định trong thiết kế của dự án .
    Như vậy, nội dung của hàng hóa thiết bị toàn bộ bao gồm:
    ã Khảo sát kỹ thuật
    ã Luận chứng kinh tế-kỹ thuật hoặc nghiên cứu khả thi công việc thiết kế.
    ã Thiết bị ,máy móc, vật tư . cho xây dựng dự án.
    ã Công tác xây dựng, lắp ráp, hiệu chỉnh, hướng dẫn vận hành.
    ã Các dịch vụ khác có liên quan đến dự án như chuyển giao công nghệ, đào tạo .
    Việc nhập khẩu được tiến hành thông qua một hợp đồng(theo hình thức trọn gói) với toàn bộ nội dung hàng hóa nêu trên, hoặc thực hiện từng phần tùy theo yêu cầu.
    Điều đó có nghĩa là khi nhập khẩu một công trình thiết bị toàn bộ như một nhà máy sản xuất xi măng, thì ngoài các thiết bị lẻ cũng như phạm vi nhập khẩu của các loại hình này bao gồm hình thức nhập khẩu hàng hóa vật chất và hàng hóa phi vật chất .Tuy rằng ra đời hơi chậm và còn có những khiếm khuyết nhất định nhưng có thể nói Quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính Phủ đã đưa ra định nghĩa rõ ràng và chính xác về thiết bị toàn bộ và thiết bị lẻ cũng như phạm vi của chúng, góp phần rõ rệt vào việc nâng cao hiệu quả của việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, xác định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như phương thức và trình tự để tiến hành việc nhập khẩu thiết bị ,máy móc trong nền kinh tế thị trường phù hợp với xu hướng mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới cũng như chủ trương đơn giản hóa các thủ tục hành chính của Nhà nước .
    2. Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở Việt nam hiện nay.
    2.1.Người nhập khẩu.

    Trước kia, theo quy định của thông tư 04/TM-ĐT ngày 30/7/1993 của Bộ thương mại, muốn kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, doanh nghiệp phải được bộ thương mại cấp giấy phép kinh doanh phù hợp với Điều 5 Nghị định số 144 /HĐBT ngày 7/7/1992 trong đó ở phần nhập khẩu có ghi ngành hàng thiết bị, máy móc. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu như :
    - Doanh nghiệp có bộ máy tổ chức, bộ máy cán bộ có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật ,nghiệp vụ ngoại thương, giá cả, pháp lý quốc tế trong kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ .
    - Doanh nghiệp đã kinh doanh nhập khẩu ngành hàng máy móc thiết bị lẻ tối thiểu 5 năm và có mức doanh số nhập khẩu máy móc thiết bị trong năm không dưới 5 triệu USD .
    - Doanh nghiệp có vốn lưu động do nhà nước giao tự bổ sung bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tối thiểu tương đương với 500.000USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh nhập khẩu thiết bị .
    Do đó, doanh nghiệp cần phải xin đăng ký kinh doanh nhập khẩu thiết bị toàn bộ với Bộ Thương mại bằng cách gửi bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm :
    ã Đơn xin kinh doanh nhập khẩu thiết bị .
    ã Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu .
    ã Hồ sơ hợp lệ xác nhận vốn lưu động (bao gồm vốn Nhà nước giao và vốn tự bổ sung ).
    ã Bảng tổng kết tài sản 5 năm cuối cùng (Biểu tổng hợp ).
    ã Sơ đồ tổ chức bộ máy kinh doanh và cán bộ cần thiết để đảm bảo đủ năng lực kinh doanh thiết bị .
    Tuy nhiên, sau này theo nội dung của nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 về
    Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, nhập khẩu và tiếp đó là Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 qui định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công, đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài; để được phép kinh doanh xuất nhập khẩu (kể cả hàng hóa thiết bị toàn bộ), doanh nghiệp phải được thành lập theo qui định pháp luật, được phép xuất nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, đã đăng ký mã số kinh doanh với Cục Hải Quan tỉnh, thành và hàng hóa đó không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu .Với cơ chế mới, để mở rộng sản xuất, doanh nghiệp có thể trực tiếp nhập khẩu thiết bị toàn bộ thông qua đấu thầu; hoặc doanh nghiệp có thể uỷ thác cho doanh nghiệp khác được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị .Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là đối với một doanh nghiệp muốn được phép kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng này thì trong những văn bản ban hành sau thông tư 04/TM-ĐT như đã kể trên lại chưa được quy định cụ thể, trong các danh mục ngành hàng mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu lại không có tên của ngành hàng “thiết bị toàn bộ”.Do vậy, trong thực tế, hiện nay các doanh nghiệp muốn kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ vẫn áp dụng các quy định của thông tư 04/TM-ĐT .Bản thân giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng cũng được cấp dựa theo giấy phép cũ mà Bộ Thương mại đã cấp cho tiền thân là Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới trước đó, chứ còn nếu áp dụng theo các quy định của Nghị định 33/CP hay Nghị định 57/1998/NĐ-CP thì khó có thể cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đối với hàng thiết bị toàn bộ cho Tổng công ty
    2.2
    [​IMG]
     
Đang tải...