Luận Văn Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định tại công ty tnhh ernst young

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục

    Trang

    CHƯƠNG MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài 1

    2. Mục tiêu 1

    3. Phương pháp nghiên cứu. 2

    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

    5. Những từ viết tắt 2


    CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY ERNST & YOUNG

    1. Giới thiệu về Công ty TNHH Ernst & Young 3

    1.1 Ernst & Young trên thế giới 3

    1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ernst & Young 3

    1.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty Ernst & Young 3

    1.2 Ernst & Young Việt Nam 4

    1.2.1 Giới thiệu về công ty Ernst & Young Việt Nam 4

    1.2.2 Cơ cấu tổ chức 4

    1.2.3 Phương châm hoạt động và mục tiêu phát triển 5

    1.2.4 Khách hàng chủ yếu 5

    2. Quy trình kiểm toán chung tại công ty Ersnt & Young 6

    3. Khát quát về khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ 9

    3.1 Đặc điểm 9

    3.2 Mục tiêu kiểm toán 10


    3.3 Các văn bản có liên quan đến khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ 11

    4. Quy trình kiểm toán TSCĐ 15

    4.1 Tìm hiểu khách hàng 15

    4.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đối với TSCĐ 16

    4.3 Các thử nghiệm cơ bản 17

    4.4 Tổ chức hồ sơ lưu 20

    4.5 Đánh giá kết quả kiểm toán 22


    CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG XYZ

    1. Giới thiệu về Công ty XYZ 23

    1.1 Vài nét về hoạt động của Công ty XYZ 23

    1.2 Đặc điểm, phương pháp kế toán TSCĐ tại Công ty XYZ 23

    2. Quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty XYZ 24

    2.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đối với TSCĐ 24

    2.2 Các thử nghiệm cơ bản 26

    2.2.1 Thủ tục phân tích 27

    2.2.2 Thử nghiệm chi tiết 29

    2.3 Đánh giá kết quả kiểm toán TSCĐ 49


    CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY ERNST & YOUNG

    1. Nhận xét chung 50

    1.1 Những ưu điểm và thuận lợi của Công ty TNHH Ernst & Young 50

    1.2 Một số tồn tại 50

    2. Kiến nghị 53

    2.1 Trong quá trình tìm hiểu hệ thống KSNB 53

    2.2 Trong quá trình thực hiện kiểm toán 55

    Kết luận 59

    Phụ lục

    Tài liệu tham khảo


    ______________________________________


    1. Sự cần thiết của đề tài

    Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại một doanh nghiệp, kiểm toán tài sản cố định là một phần hành kiểm toán quan trọng do tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang ồ ạt vào Việt Nam, các doanh nghiệp có nhiều vốn hơn để đầu tư xây dựng, mở rộng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị cũng như trang bị tài sản cố định hiện đại, tiên tiến. Chính vì thế, kiểm toán viên cần thận trọng hơn khi kiểm toán khoản mục tài sản cố định.

    Mặt khác, chi phí khấu hao tài sản cố định cũng là đối tượng cần kiểm toán thận trọng. Bởi chi phí này tác động trực tiếp đến lợi nhuận – là khoản mục có nhiều rủi ro tiềm tàng. Vì vậy, việc kiểm tra xem chi phí khấu hao có được ghi chép đầy đủ, trung thực và hợp lý hay không là một nhiệm vụ của các kiểm toán viên.

    Với mong muốn đi sâu nghiên cứu những vấn đề trên và tìm tòi, học hỏi từ thực tế, người viết đã chọn đề tài “Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định tại Công ty TNHH Ernst & Young”.


    2. Mục tiêu

    - Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định áp dụng tại công ty Ernst & Young.

    - Minh họa quy trình kiểm toán tài sản cố định đối với khách hàng XYZ.

    - Nhận xét, đánh giá về quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty Ernst & Young và đề xuất kiến nghị, giải pháp.



    3. Phương pháp nghiên cứu.

    - Thu thập tài liệu, số liệu, phỏng vấn khách hàng trong quá trình kiểm toán tại công ty khách hàng.

    - Phỏng vấn, trao đổi với kiểm toán viên trong phần nghiệp vụ về TSCĐ.

    - Tham khảo chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các tài liệu liên quan khác.


    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Do thời gian thực tập có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung phân tích quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao được áp dụng tại công ty kiểm toán Ernst & Young.

    Do tính bảo mật của số liệu công ty cung cấp nên số liệu trong đề tài chỉ là số liệu mô phỏng.


    5. Những từ viết tắt

    Từ viết tắt Nội dung

    BCTC Báo cáo tài chính

    TSCĐ Tài sản cố định CPKH Chi phí khấu hao

    DN Doanh nghiệp

    TNHH Trách nhiệm hữu hạn

    KSNB Kiểm soát nội bộ

    BCKT Báo cáo kiểm toán

    VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam



    1. Giới thiệu về Công ty TNHH Ernst & Young

    1.1 Ernst & Young trên thế giới

    1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ernst & Young

    Hiện tại với hơn 300 000 nhân viên và hơn 700 văn phòng tại 140 quốc gia, Ernst & Young là một trong bốn công ty kiểm toán và tư vấn tài chính lớn nhất thế giới. Quá trình hình thành của công ty gắn liền với Alwin Charles Ernst và Arthur Young.

    Arthur Young là thành viên sáng lập Công ty kế toán Stuart & Young năm 1894. Mười hai năm sau, năm 1906, tách riêng ra thành Công ty Arthur Young & Co. Năm 1944, Arthur Young & Co có thêm một thành viên là Clarkson Gordon & Co. Việc sáp nhập này đã mở rộng phạm vi hoạt động của Arthur Young ra hơn 100 quốc gia.

    Năm 1903, Alwin Charles Ernst cùng anh trai là Theodore Ernst lập Công ty kế toán Ernst & Ernst. Qua gần một thế kỷ hoạt động, Ernst & Ernst liên tục phát triển, sáp nhập với nhiều công ty lớn khác để trở thành Ernst & Whinney.

    Năm 1989, Ernst & Whinney và Arthur Young hợp nhất trên toàn cầu để trở thành Ernst & Young ngày nay.

    1.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty Ernst & Young

    Ernst & Young cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán, hỗ trợ soạn thảo báo cáo thuế, báo cáo hoạt động, tư vấn thuế, đánh giá rủi ro doanh nghiệp, rủi ro kỹ thuật, tư vấn nghiệp vụ, tư vấn đầu tư cá nhân. Trong đó mảng hoạt động chính của Ernst & Young là dịch vụ kiểm toán, dịch vụ thuế và dịch vụ tư vấn doanh nghiệp.

    Ernst & Young tập trung vào bảy lĩnh vực chính là: dịch vụ tài chính, kỹ thuật, viễn thông và giải trí, năng lượng, hóa học và dịch vụ công ích, sản phẩm công nghệ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...