Luận Văn Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Sự cần thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
    3. Nội dung của đề tài 2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ PHẢI THU
    KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC
    1.1 Những vấn đề chung về tài sản cố định . 3
    1.1.1 Khái niệm, phân loại về TSCĐ . 3
    1.1.1.1 Khái niệm TSCĐ . 3
    1.1.1.2 Phân loại 4
    1.1.2 Yêu cầu quản lý của TSCĐ . 6
    1.1.3 Đặc điểm kiểm toán đối với TSCĐ . 18
    1.1.4 Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ 19
    1.2 Quy trình kiểm toán TSCĐ . 20
    Chuẩn bị kiểm toán 20
    1.2.1.1 Giai đoạn tiền kế hoạch . 20
    1.2.1.2 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 22
    1.2.2 Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ . 27
    1.2.2.1 Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ 27
    1.2.2.2 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ . 29
    1.2.2.3 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán 31
    1.2.2.4 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 31
    1.2.2.5 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại thử nghiệm cơ bản . 33
    1.2.3 Thử nghiệm cơ bản đối với TSCĐ . 34
    1.2.3.1 Thực hiện thủ tục phân tích TSCĐ 34
    1.2.3.2 Thử nghiệm chi tiết 35
    1.2.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán . 43
    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN QUYTRÌNH TSCĐ TẠICÔNG
    TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN PHAN DŨNG(PDAC)
    2.1 Khái quát chúng về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng (PDAC) 47
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát tri ển 47
    2.1.2 Các dịch vụ của Công ty . 48
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại Công ty . 49
    2.1.4 Phương pháp quản lý chất lượng 51
    2.1.5 Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động . 53
    2.1.6 Phương hướng 53
    2.1.7 Cam kết của PDAC 54
    2.2 Quy trình kiểm toán chung tại Công ty . 54
    2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán . 55
    2.2.2 Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán . 57
    2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 58
    2.2.4 Ví dụ minh họa quy trình ki ểm toán TSCĐtại Công Ty TNHH ABC . 59
    CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY
    TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI
    CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN PHAN DŨNG (PDAC)
    3.1 Nhận xét về Công ty 89
    3.1.1 Ưu điểm . 89
    3.1.2 Nhược điểm . 91
    3.1.3 Đánh giá về quy trình kiểm toán chung tại Công ty 91
    3.1.4 Kiến nghị . 92
    KẾT LUẬN 93
    GVHD: MAI DIỄM LAN HƯƠNG SVTT: LÊ THỊ HỒNG ANH
    Trang 1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng thông tin tài chính
    đáng tin cậy để ra quyết định đầu tư cũng như quyết định quản lý ngày càng cao.
    Báo cáo tài chính làtài liệu tổng hợp chứa đựng những thông tin tài chính nhưng
    những thông tin này chỉ thực sự hữu ích khi nó được trình bày trung thực và hợp
    lý. Do đó, cần có một tổ chức hoạt động chuyên nghiệp và khách quan để kiểm
    tra tính trung thực, hợp lý của thông tin tài chính được cung cấp. Trước tình hình
    đó, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời và từng bước phát triển. Ngày nay, kiểm
    toán đã trở thành một nghề nghiệp và phát triển trên quy mô toàn cầu. Để phát
    triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhiều công ty kiểm toán Việt Nam đã
    ra đời và không ngừng phát triển về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ cung
    cấp.
    Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Tài sản cố định là bộ phận chủ
    yếu trong tổng tài sản, là một trong các yếu tố quan trọng thể hiện khả năng sản
    xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định bao gồm những khoản mục
    lớn có mối liên hệ chặt chẽ với các khoản mục khác trên Báo cáo tài chính và
    cũng là đối tượng quan tâm của nhiều bên. Đối với công ty kiểm toán, việc thực
    hiện tốt khoản mục kiểm toán tài sản cố định đồng nghĩa với việc nâng cao chất
    lượng và hiệu quả toàn cuộc kiểm toán. Đối với đơn vị khách hàng, kết quả kiểm
    toán sẽ đưa ra những thông tin đáng tin cậy giúp họ thấy được những điểm bất
    hợp lý trong công tác kế toán cũng như trong công tác quản lý tài sản cố định, từ
    đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Cũng vì lý do này mà em
    chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Kiểm toán và
    Tư vấn Phan Dũng”.
    GVHD: MAI DIỄM LAN HƯƠNG SVTT: LÊ THỊ HỒNG ANH
    2 Trang
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:Nghiên cứuquy trình kiểm toán tài sản cố
    định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn
    Phan Dũng thực hiện, trên cơ sở đó rút ra những bài học, đồng thời tìm ra những
    giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công việc kiểm toán khoản mục này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu quy trình hoạt động kiểm toán
    TSCĐ tại công ty TNHH Kiểm toán Phan Dũnglấy số liệu minh họa Công ty
    TNHH ABC.
    4. Nội dung của để tài bao gồm:
    Chương 1: Cơ sơ lý luận về kiểm toán Tài Sản Cố Định trong kiểm toán
    BCTC.
    Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm
    toán và Tư vấn Phan Dũng (PDAC).
    Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghịnhằm hoàn thiện quy trình kiểm
    toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và
    Tư vấn Phan Dũng (PDAC).
    GVHD: MAI DIỄM LAN HƯƠNG SVTT: LÊ THỊ HỒNG ANH
    3 Trang
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH
    KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM
    TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
    1.1 Những vấn đề chung của Tài Sản Cố Định
    1.1.1 Khái niệm, phân loại về TSCĐ
    1.1.1.1 Khái niệm TSCĐ: Theo TT 203/2009
    TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệulao động chủ yếu và các tài
    sản khác có giá trị lớn, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, khi tham gia
    vào quá trình sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu,
    nhưng giá trị của TSCĐ đã bị giảm dần và được chuyển vào giá trị sản phẩm,
    dưới hình thức khấu hao. Nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì
    được coi là tài sản cố định:
     Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
     Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.
     Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
    10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
    1.1.1.2 Phân loại TSCĐ
    TSCĐ trong một Doanh nghiệp rất đa dạng, có sự khác biệt về tính chất kỹ
    thuật, công dụng, thời gian sử dụng Do vậy phân loại TSCĐ theo những tiêu
    thức khác nhau là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý, thống nhất TSCĐ
    trong Doanh nghiệp phục vụ việc phân tích, đánh giá tình hình trang thiết bị, sử
    dụng TSCĐ cũng như để xác định các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến TSCĐ.
    Việc phân loại TSCĐ là một trong nhữngcăn cứ để tổ chức kế toán TSCĐ.
     Phân loại theo công dụng:
    Căn cứ vào hình thái sử dụng TSCĐ của từng thời kỳ TSCĐ được chia thành
    các loại:
    GVHD: MAI DIỄM LAN HƯƠNG SVTT: LÊ THỊ HỒNG ANH
    4 Trang
     Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: là TSCĐ mà Doanh
    nghiệp đang sử dụng cho hoạt động SXKD của đơn vị, những TSCĐ này bắt
    buộc phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
     Tài sản cố định chờ xử lý: là những tài sản cần thiết cho kinh doanh hay
    hoạt động khác của Doanh nghiệp song hiện tại chưa cần dùng vì thừa so với nhu
    cầu sử dụng hoặc không thích hợp với đổi mới quy trình công nghệ, bị hư hỏng
    chờ thanh lý, TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết hoặc đang được dự trữ để sau này
    sử dụng.
     Tài sản cố định phúc lợi: là những TSCĐ của Doanh nghiệp dùng cho nhu
    cầu phúc lợi công cộng như: nhà văn hóa, nhà trẻ, câu lạc bộ
    Tác dụng:Giúp người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ theo công dụng kinh tế
    và trình độ cơ giới hóa của doanh nghiệp từ đó xác định được mức độ đảm bảo
    đối với nhiệm vụ sản xuất và có phương hướng cảitiến tình hình trang bị kỹ
    thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
     Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu:
    Căn cứ vào quyền sở hữu TSCĐ của Doanh nghiệpđược chia làm hai loại: Tài
    sản cố định tự có và tài sản cố định thuê ngoài
     Tài sản cố định tự có:bao gồm cácTSCĐ do xây dựng mua sắm hoặc tự
    chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp.
     Tài sản cố định thuê ngoài:là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê
    về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng TSCĐ cho bên thuê sử dụng trong
    một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết. Tùy theo điều khoản của hợp
    đồng đã ký kết, thuê ngoài được chia thành:
     Thuê tài chính: thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn
    rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài
    sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
     Thuê hoạt động:là thuê tài sản nhưng thời gian thuê tương đối ngắn so với
    thời gian sử dụng hữu ích của nó và không có sự chuyển giao quyền sở hữu vào
    GVHD: MAI DIỄM LAN HƯƠNG SVTT: LÊ THỊ HỒNG ANH
    5 Trang
    cuối thời hạn thuê cũng như lợi ích và rủi ro gắn liền vớitài sản thuê cho bên đi
    thuê.
    Tác dụng: Cách phân loại này giúp cho người sử dụng phân biệt được quyền và
    nghĩa vụ của đơn vị trong quản lý TSCĐ.
     Phân loại theohình thái biểu hiện:
    Theo cách phân loại này toàn bộ TSCĐ của Doanh nghiệp được chia thành
    hai loại: TSCĐ hữu hình vàTSCĐ vô hình.
     TSCĐ hữu hình(theo VAS 03):“TSCĐ là những tài sản có hình thái vật
    chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
    phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình”. TSCĐ hữu hình gồm: Nhà
    cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, thiết bị, dụng cụ quản lý, phương tiện vận tải
    truyền dẫn, cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm, các loại tài sản cố
    định khác.
     TSCĐ vô hình (theo VAS 04):“Là tài sản không có hình thái vật chất
    nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất,
    kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu
    chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình”. TSCĐ vô hình gồm: Chi phí thành lập Doanh
    nghiệp, bằng phát minh và sáng chế, chi phí nghiên cứu, phát triển, lợi thế
    thương mại, quyền đặc nhiệm (quyền khai thác), quyền thuê nhà, nhãn hiệu,
    quyền sử dụng đất, bản quyền tác giả
    Tác dụng: Cách phân loại này dùng làm căn cứ cho việc đề ra các quyết định
    đầu tư, hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư, cho phù hợp với tình hình thực tế
    của doanh nghiệp.
     Theo nguồn hình thành
    TSCĐ được chia thành bốn loại:
     TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước cấp.
     TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    . .
    1. Bài giảng kế toán tài chính 2 Bộ môn Kế Toán, Trường Đại học Nha
    Trang.
    2. Bộ Tài Chính, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
    3. Bộ Tài Chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
    4. Bộ Tài Chính, Chế độ kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản lao động –xã hội.
    5. Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Phan Dũng, Tài liệu thực tế.
    6. Chương trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Phan Dũng.
    7. Giáo trình kiểm toán xuất bản lần thứ 5 của Trường Đai học Kinh Tế nhà
    xuất bản Lao động-Xã Hội.
    8. Hồ sơ kiểm toán mẫu.
    9. Tài liệu.vn; Webketoan.vn; kiemtoan.com.vn.
    10. Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...