Chuyên Đề Quy trình dạy cho học sinh đọc tốt ở phân môn tập đọc lớp hai

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHUYÊN ĐỀ
    QUY TRÌNH DẠY CHO HỌC SINH
    ĐỌC TỐT Ở PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP HAI

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    I. Sơ lược vấn đề
    Đối với phân môn Tập đọc giáo viên cần phải rèn cho hoc sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng,đọc thầm,đọc hiểu,đọc diễn cảm) nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua tìm hiểu bài cung cấp cho các em hiểu biết về thiên nhiên xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt những hiểu biết về tác phẩm văn học. Từ đó rèn luyện nhân cách cho học sinh, dạy theo quan điểm giao tiếp là tăng cường các hoạt động trao đổi giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh trong quá trình luyện đọc và tìm hiểu bài.
    Phân môn Tập đọc lớp 2 có những nhiệm vụ chủ yếu là:
    1/ Rèn kỹ năng đọc cho học sinh.
    Ở lớp yêu cầu học sinh phải đọc đúng, rành mạch, rõ ràng từng từ, từng câu trong mỗi đoạn, bài văn, thơ. Đọc rõ ràng là không đọc lí nhí, giọng đọc quá nhỏ, không dừng lâu để đánh vần. Đọc rành mạch là biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy hoặc chỗ cần tách ý.
    Qua đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu rõ các kỹ năng đọc.
    Đọc thành tiếng: Là đọc to, rõ ràng, phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lý.
    Đọc thầm: Là đọc không thành tiếng, không mấp máy môi.
    Đọc hiểu: Là đọc để hiểu ý nghĩa của từ và hiểu nội dung bài.
    Đọc diễn cảm: Là đọc hay, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. Giọng đọc thay đổi phù hợp với nội dung bài và với từng nhân vật trong bài, cuốn hút được người nghe.
    Dù đọc ở mức độ nào cũng yêu cầu học sinh phát âm đúng.
    2/ Bồi dưỡng năng lực cảm thụ, tình cảm và năng khiếu thẩm mỹ cho học sinh.
    Các bài Tập đọc được bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính, lành mạnh như: Tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, con người, đồng thời hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...