Đồ Án Quy trình công nghệ và thiết kế hệ thống máy sấy thùng quay dùng để sấy Đường với năng suất 2500 kg/

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    MỞ ĐẦU
    Sấy là một quá trình công nghệ được sử dụng rấtnhiều trong thực tế sản xuất và đời sống. Đặc biệt trong nghành công nghệ thựcphẩm ,chế biến bảo quản, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng kỹ thuật sấy đóngmột vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất. Sản phẩm sau khi sấy có độ ẩmthích hợp thuận tiện cho việc bảo quản, vận chuyển, chế biến, đồng thời nângcao chất lượng sản phẩm.




    Đườnglà một sản phẩm của nghành công nghệ thực phẩm và để thu được đường thành phẩmchất lượng về thành phần cũng như giá trị cảm quan không thể thiếu quá trình sấytrước khi làm nguội và bao gói. Do tính chất và thành phần của đường khi sấy phảigiữ được các tính chất về giá trị cảm quan nên dùng mốt số loại thiết bị như sấythùng quay, sấy sàn rung, sấy tầng sôi



    Được sự phân công và hướng dẫn của thầy cô giáotrong đồ án môn học này em xin trình bày: “Quy trình công nghệ và thiết kế hệ thốngmáy sấy thùng quay dùng để sấy Đường với năng suất 2500 kg/h

    Phần II
    TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
    1. Khái niệm chung về quá trình sấy :
    a) Khái niệm sấy:
    Sấy là quá trình dùng nhiệt năng để làm bốc hơi ẩm ra khỏi vật liệu rắn hoặc lỏng. Với mục đích giảm bớt khối lượng vật liệu (giảm công chuyên chở, kho tồn ), tăng độ bền vật liệu(như gốm, sứ, gỗ .) và để bảo quản trong một thời gian dài, nhất là đối với lương thực thực phẩm.
    Đối với vật liệu lỏng có nồng độ chất khô quá thấp nên cô đặc trước khi sấy nhằm tách nước sơ bộ. Cũng giống như sấy quá trình cô đặc dùng nhiệt để làm bay hơi nước nhưng thực hiện ở nhiệt độ sôi còn sấy làm bay hơi nước ở nhiệt độ bất kỳ.
    Bản chất của quá trình sấy là quá trình khuyếch tán do chênh lệch độ ẩm ở bề mặt và trong vật liệu, nói cách khác là do chênh lệch áp suất hơi riêng phần của ẩm ở bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh. Sấy là quá trình không ổn định, độ ẩm vật liệu thay đổi theo không gian và thời gian sấy.
    b) Phân loại :
    Quá trình sấy bao gồm hai phương thức :
    Ø Sấy tự nhiên:
    Tiến hành ở ngoài trời dùng năng lượng mặt trời để làm bay hơi nước trong bề mặt vật liệu.
    - Ưu điểm :
    + Thực hiện đơn giản, không cần kỹ thuật cao
    + Đầu tư ít vốn (máy móc, nhân công) ít tốn nhiệt năng
    + Bề mặt trao đổi nhiệt lớn
    - Nhược điểm :
    + Khó thực hiện cơ giới hóa, không điều chỉnh được nhiệt độ cần thiết
    + Cường độ sấy không cao, sản phẩm sấy không đồng đều
    + Chiếm diện tích mặt bằng lớn
    + Sản phẩm không đạt vệ sinh do nhiễm bụi, vi sinh vật
    + Quá trình sấy phụ thuộc vào thời tiết và thời gian trong ngày
    + Sử dụng nhiều nhân công, tốn thời gian, năng suất thấp
    + Nhiều sản phẩm tạo thành không đạt yêu cầu kỹ thuật
    Ø Sấy nhân tạo:
    Thường được tiến hành trong các loại thiết bị sấy để cung cấp nhiệt cho vật liệu ẩm. Sấy nhân tạo có nhiều dạng tùy theo phương pháp truyền nhiệt mà trong kỹ thuât sấy có thể chia ra nhiều dạng:
    § Sấy đối lưu: phương pháp sấy cho tiếp xúc trực tiếp với vật liệu sấy, mà tác nhân truyền nhiệt là không khí nóng, khói lò
    § Sấy tiếp xúc: phương pháp sấy không cho tác nhân tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy, mà tác nhân sấy truyền nhiệt cho vật liệu sấy gián tiếp qua một vách ngăn.
    § Sấy bằng tia hồng ngoại: phương pháp sấy dùng năng lượng của tia hồng ngoại do nguồn điện phát ra truyền cho vật liệu sấy.
    § Sấy bằng dòng điện cao tầng: phương pháp dùng dòng điện cao tầng để đốt nóng toàn bộ chiều dày của vât liệu sấy.
    § Sấy thăng hoa: phương pháp sấy trong môi trường có độ chân không cao, nhiệt độ rất thấp, nên độ ẩm tự do trong vật liệu đóng băng và bay hơi từ trạng thái rắn thành hơi không qua trạng thái lỏng.
    - Ưu điểm :
    + Khắc phục được những nhược điểm của sấy tự nhiên
    + Kiểm soát được sản phẩm ra vào, nhiệt độ cung cấp
    + Chất lượng sản phẩm theo yêu cầu
    + Tốn ít mặt bằng, nhân công
    - Nhược điểm :
    + Tốn chi phí cho đầu tư trang thiết bị, cán bộ kỹ thuật, chi phí năng lượng.




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...