Luận Văn Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ôtô con 4-7 chỗ. Thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa theo tiêu chuẩn

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Ác Niệm, 3/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục:
    Các từ viết tắt trong bài 4
    Lời nói đầu 5

    PHẦN 1: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ÔTÔ CON.
    KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG ÔTÔ CON.
    Chương 1: Quy trình bảo dưỡng sửa chữa ôtô con. 7
    1.1 Khái niệm, mục đích, tính chất của việc bảo dưỡng sửa chữa ôtô. 7
    1.2 Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô 7
    1.3 Quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ôtô 9
    1.4 Nội dung bảo dưỡng, sửa chữa ôtô 16

    Chương 2: Kỹ thuật bảo dưỡng ôtô con 26
    2.1 Giới thiệu TOYOTA VIOS 26
    2.2 Máy 27
    2.2.1 Động cơ 27
    2.2.2 Hệ thống bôi trơn 31
    2.2.3 Hệ thống làm mát 34
    2.2.4 Hệ thống nhiên liệu 37
    2.2.4 Hệ thống đánh lửa 44
    2.2.5 Hệ thống nạp và khởi động 46
    2.3 Gầm 48
    2.3.1 Hệ thống truyền lực 48
    A. Ly hợp 48
    B. Hộp số thường 52
    C. Hộp số tự động 53
    D. Truyền động cacđăng, cầu chủ động, cầu dẫn hướng 60
    2.3.2 Hệ thống treo 62
    2.3.3 Hệ thống lái 68
    2.3.4 Hệ thống phanh 72
    2.3.5 Thân xe 78

    PHẦN 2: THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ÔTÔ CON
    Chương 3 Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của trạm bảo dưỡng, sửa chữa
    3.1 Nguồn nhân lực 79
    3.2 Cơ sở vật chất 82

    Chương 4: Xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa 88
    4.1 Xác đinh quy mô trạm 88
    4.2 Bố cục trạm 89
    4.3 Xác định diện tích dành cho khu vực xưởng 90
    4.4 Xác định diện tích dành cho khu vực đậu xe 90
    4.5 Xác định diện tích dành cho khu vực hành chính 90
    4.6 Xác định diện tích dành cho khu vực của nhân viên 91
    4.7 Đặc điểm của xưởng 91

    Kết luận: 94
    Các tài liệu tham khảo: 95
    Phụ lục 96



    LỜI NÓI ĐẦU

    Ngành công nghiệp ôtô là ngành mang tính tổng hợp. Sự phát triển của nó sẽ kéo theo các ngành nghề và các dịch vụ khác phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Ơ nước ta, công nghiệp ôtô được coi là ngành trọng điểm, luôn nhận được các chính sách ưu đãi của nhà nước.

    Nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu đi lại của con người, vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng. Trong đó ôtô, xe máy là phương tiện chủ yếu trong giao thông đường bộ. Cùng với các chính sách Thuế của nhà nước về mặt hàng nhập khẩu ôtô mới và ôtô qua sử dụng đã kích thích việc mua ôtô phục vụ cho nhu cầu đi lại của cá nhân ngày càng nhiều.

    Cùng với sự tăng trưởng về số lượng của loại phương tiện này thì tình trạng tai nạn giao thông do phương tiện này gây ra cũng tăng lên. Gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân là sự chủ quan của con người, điều kiện đường sá, thời tiết và các lỗi kỹ thuật, hư hỏng bất ngờ của phương tiện khi đang lưu thông trên đường.

    Những lỗi kỹ thuật, hư hỏng này đều có thể kịp thời phát hiện và khắc phục nếu phương tiện được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng định kỳ và đúng quy định. Việc bảo dưỡng, sửa chữa được thực hiện phần lớn ở các garage. Mà hầu hết các garage đã được xây dựng từ lâu khi mà kỹ thuật ôtô chưa được phát triển mạnh như ngày nay. Thiếu các trang thiết bị chuẩn đoán, kiểm tra, dụng cụ làm việc và môi trường làm việc thiếu an toàn.

    Để đảm bảo chất lượng cho công việc bảo dưỡng, sửa chữa ôtô nhiều garage mới được thành lập với đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc. Bên cạnh đó các hãng ôtô cũng mở nhiều các trạm bảo dưỡng, bảo trì cho ôtô chính hãng. Đảm bảo cho sản phẩm luôn hoạt động với độ tin cậy cao nhất, làm hài lòng các yêu cầu dịch vụ của chủ phương tiện.

    Để hiểu rõ tính quan trọng, cần thiết của việc bảo dưỡng, sửa chữa ôtô theo đúng định kỳ và đúng quy định. Cũng như là các thiết bị, dụng cụ, môi trường làm việc an toàn đảm bảo cho công việc bảo dưỡng, sửa chữa trong garage, trạm bảo dưỡng mà chọn đề tài:
    “Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ôtô con 4-7 chỗ. Thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa theo tiêu chuẩn”.

    Do tính đa dạng về công dụng, cấu tạo của ôtô mà thời gian làm luận văn có hạn nên đề tài giới hạn ở ôtô con 4 – 7 chỗ. Vì thế trạm bảo dưỡng, sửa chữa cũng được thiết kế để phục vụ cho loại xe này. Tiêu chuẩn thiết kế trạm bảo dưỡng được lấy tuỳ theo quy định của các hãng xe. Dưới đây được lấy theo tiêu chuẩn của hãng Mitsubishi.

    Đề tài nghiên cứu bao gồm 2 phần sau:
    Phần 1: Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ôtô. Kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa ôtô con ( cụ thể xe TOYOTA VIOS)
    Phần 2: Thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ôtô con

    Trong quá trình làm luận văn, do kiến thức còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm thực tế không nhiều nên không tránh được sai sót. Rất mong sự góp ý và chỉ bảo của các thầy và các bạn.

    Luận văn được hoàn thành đúng tiến độ là nhờ sự chỉ dẫn của các thầy hướng dẫn và các thầy trong bộ môn; sự giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của anh Tuấn - nhân viên công ty Mekong Auto và của các bạn trong lớp CO03 trường ĐH Giao Thông Vận Tải HCM.

    Chân thành cảm ơn!


    Tài liệu gồm có Bản thuyết minh + Bản vẽ AutoCAD
     

    Các file đính kèm:

    Dtrong4123 thích bài này.
Đang tải...