Luận Văn Quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP, EU, CEPT

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 7/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP



    1.Tổng quan về quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP
    1.1. Giới thiệu sơ lược về quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP
    Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Systems of Prefrences) là kết quả của cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của hội nghị thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) năm 1986. GSP là chế độ tối huệ quốc đặc biệt, của các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang phát triển, chậm phát triển khi đưa hàng công nghiệp chế biến vào các nước này được hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế. Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển.Trên cơ sở của hệ thống GSP, mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GSP cho riêng mình với những nội dung, quy định, mức ưu đãi khác nhau.
    Quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nào được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa).Trong nhiều trường hợp, các nước nhập khẩu cần biết xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định quy chế đặc biệt áp dụng cho hàng hóa đó (ví dụ ưu đãi Thuế quan, thuế chống bán phá giá, hạn ngạch ).
    Ngày nay, rất nhiều các sản phẩm được sản xuất theo các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn thực hiện ở một nước nhằm tận dụng những lợi thế liên quan của nước đó (ví dụ nhân công, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật ). Vì vậy, cần có quy tắc xuất xứ để xác định doanh nghiệp có được hưởng Thuế ưu đãi theo GSP hay không
    Với việc áp dụng tương đối rộng rãi nguyên tắc ưu đãi Thuế quan phổ cập, hàng hóa nhập khẩu vào các nước hiện nay được áp dụng các mức thuế quan và các quy chế nhập khẩu tương tự nhau, không phân biệt hàng hóa đó có xuất xứ từ nước nào. Vì vậy trong nhiều trường hợp việc xác định xuất xứ hàng hóa là không cần thiết.
    1.2. Đặc điểm của quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP
    1.2.1. Những nước cho hưởng và được hưởng ưu đãi từ quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP
    Hiện nay, chế độ ưu đãi phổ cập gồm có 16 chế độ ưu đãi khác nhau đang hoạt động tại 28 nước phát triển, bao gồm 15 nước thành viên của EU

    MỤC LỤC
    I. Quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP 2
    1.Tổng quan về quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP 2
    1.1. Giới thiệu sơ lược về quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP 2
    1.2. Đặc điểm của quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP 3
    1.3. Điều kiện để hưởng quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP 4
    1.3.1. Tiêu chuẩn xuất xứ 4
    1.3.2. Điều kiện vận chuyển 13
    1.3.3. Yêu cầu bộ chứng từ 15
    1.3.4. Một số quy tắc khác 17
    1.4.Các bước xác định hàng hóa ưu đãi theo quy định GSP 20
    2. Việt nam và các quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP 23
    2.1. Lợi ích của Việt Nam từ quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP 23
    2.2. Thực trạng Việt nam thực hiện GSP 23
    2.3. Đề xuất giải pháp 26
    2.3.1.Về chiến lược kinh tế: 26
    2.3.2. Về vấn đề hoàn thiện việc cấp C/O 27
    Kết Luận 29
    Tài liệu tham khảo 29
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...