Luận Văn Quy phạm xung đột về con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Quy phạm xung đột về con nuôi có yếu tố nước ngoài
    Giới thiệu chung
    DẪN ĐỀ
    Các mục tiêu khó dung hòa về chế định con nuôi có yếu tố nước ngoài
    và những vấn đề về xây dựng quy phạm xung đột cân bằng
    Các xung đột pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài bắt nguồn từ sự khác biệt
    trong những quan niệm cơ bản về chế định. Thực vậy, trong khi ở một số nước, vấn đề
    con nuôi không được quy định trong pháp luật thì ở một số nước khác, ví dụ các nước
    theo pháp luật Hồi giáo truyền thống, vấn đề con nuôi bị nghiêm cấm tuyệt đối. Ngoài
    ra, một số quốc gia lại chỉ chấp nhận các trường hợp con nuôi trong nước và nghiêm
    cấm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trong khi ở một số nước khác, pháp luật lại
    chỉ cho phép nhận nuôi các trẻ em tàn tật, mồ côi, bị bỏ rơi hoặc có quan hệ họ hàng,
    thân thích với người xin nhận con nuôi (ví dụ các Điều 35 và 36 khoản 2b Nghị định số
    68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam). Như vậy, các xung đột
    pháp luật trong trường hợp này liên quan cụ thể đến điều kiện nuôi con nuôi.
    Tương tự, liên quan đến hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, cũng tồn tại nhiều
    quan niệm khác nhau. Một số nước chấp nhận chế định "con nuôi không đầy đủ" theo
    đó, không cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái giữa con nuôi với cha mẹ đẻ, để con nuôi
    vẫn có quyền thừa kế trong gia đình huyết thống. Trong khi một số nước khác lại quy
    định chế định "con nuôi đầy đủ", với hệ quả là cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái giữa
    con nuôi với gia đình gốc. Québec và Việt Nam (dường như) thuộc vào nhóm nước thứ
    hai, còn Pháp lại cho phép cả hai chế định. Trên đây chỉ là hai loại hệ quả pháp lý, trên
    thực tế, còn có rất nhiều loại hệ quả pháp lý khác liên quan đến vấn đề con nuôi. Ví
    dụ, một số quốc gia còn cho phép cha mẹ đẻ, con nuôi hoặc cha mẹ nuôi chấm dứt
    việc nuôi con nuôi (Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 của Việt Nam) hoặc
    rút lại quyết định nuôi con nuôi trong khi đây lại là điều mà một số quốc gia khác
    không chấp nhận.
    Các xung đột pháp luật về con nuôi cần được giải quyết trên cơ sở tuân thủ các mục
    tiêu cơ bản như: Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em (Điều 35 Nghị định số
    68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam); trong một số trường hợp,
    đặc biệt là đối với trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi, mục tiêu này đồng nghĩa với việc tạo điều
    kiện thuận lợi cho việc nuôi con nuôi. Đảm bảo lợi ích cho trẻ em còn được thể hiện
    qua việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trước những đối tượng trung
    gian, những người trong một số trường hợp chỉ hành động vì mục đích lợi nhuận hoặc
    thậm chí là mục đích phạm pháp như lạm dụng tình dục Như vậy, cần quy định các
    điều kiện nuôi con nuôi chặt chẽ để hạn chế tình trạng tất cả mọi người đều có thể
    được nhận con nuôi. Ngoài ra, cũng cần tôn trọng nguyện vọng của cha mẹ đẻ khi họ
    còn sống và thực sự muốn bảo đảm cho con mình một tương lai tốt đẹp hơn.
    Để thực hiện các mục tiêu này, tư pháp quốc tế của một quốc gia có hai sự lựa chọn:
    Một là, đi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi con nuôi, chẳng hạn bằng
    cách quy định cho phép áp dụng pháp luật của một trong số các nước có liên quan.
    Hai là, quy định rất chặt chẽ về nuôi con nuôi, bằng cách bắt buộc áp dụng kết hợp
    quy định pháp luật của tất cả các nước có liên quan (Việt Nam đi theo lựa chọn thứ
    hai; xem thêm Điều 37 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của
    Việt Nam theo đó người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ
    điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của
    nước nơi người đó thường trú). Như vậy, xây dựng quy phạm xung đột cân bằng là
    một điều rất khó thực hiện.
    Ở đây, chúng ta có hai hệ thuộc: 1/ Hệ thuộc luật nhân thân (bao gồm luật quốc tịch,
    luật nơi cư trú hoặc nơi thường trú) của con nuôi (đồng thời cũng chính là hệ thuộc
    luật của cha mẹ đẻ). Hệ thuộc này quy định các điều kiện đối với con nuôi và cha mẹ
    đẻ (ví dụ điều kiện về quyết định đồng ý cho con nuôi ). 2/ Hệ thuộc luật nhân thân
    của người nhận con nuôi, quy định các điều kiện đối với người nhận con nuôi (ví dụ
    điều kiện về tài chính ). Tuy nhiên, ngoài các vấn đề nêu trên, một số vấn đề khác
    khó quy chiếu về một hệ thuộc cụ thể, ví dụ vấn đề về khoảng cách tuổi tác giữa con
    nuôi và người xin nhận con nuôi, hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi đối với những
    người có liên quan (ví dụ vấn đề cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái giữa cha mẹ đẻ với
    con nuôi).


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...