Tiểu Luận Quy mô gia đình Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động rất lớn tới đời sống kinh tế, xã hội và gia đình Việt Nam. Tác động rõ nét nhất về kinh tế là hàng hoá phong phú hơn, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Sự tác động rõ nét nhất về mặt xã hội là nó làm cho quan hệ giữa con người với con người thiên về lợi ích kinh tế. Tác động tới dân số là góp phần làm giảm tỷ lệ sinh và làm phân hóa gia đình. Số liệu của các cuộc điều tra thống kê về dân số những thập kỷ qua cho thấy tác động của sự chuyển đổi nền kinh tế tới quy mô hộ gia đình. Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam.
    CÁC LÝ THUYẾT ÁP DỤNG
    1. Lý thuyết biến đổi xã hội
    Lý thuyết này chỉ ra rằng xã hội cũng như tự nhiên không ngừng biến đổi, sự ổn định chỉ mang tính tương đối. Vì thế, bất kỳ một xã hội, một nền văn hóa nào cũng có sự thay đổi. Biến đổi xã hội là một quá trình thông qua đó mà những khuôn mẫu của hành vi xã hội, quan hệ xã hội, thiết chế xã hội , hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian. Có những biến đổi nhỏ, diễn ra nhanh chóng nhưng cũng có những biến đổi kéo dài, phức tạp.
    Vận dụng lý thuyết biến đổi xã hội vào giải thích xu hướng quy mô gia đình ngày càng nhỏ chúng ta thấy khi cá nhân thực hiện hành động kết hôn đều chịu ảnh hưởng của chuẩn mực giá trị. Cùng với sự phát triển kinh tế, những giá trị mới trong chuẩn mực cũng biến đổi theo làm thay đổi định hướng xã hôi của con người. Khi xã hội phát triển, nhu cầu, quyền lợi của cá nhân được nâng lên. Những hủ tuc lạc hậu, những quan niệm lỗi thời không còn phù hợp và nó tất yếu sẽ bị thay thế. Nếu như trước kia trong xã hội truyền thống thì gia đình Việt Nam phần lớn là “tam đại, tứ đại đồng đường” là do nước ta chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, luôn đặt “chứ hiếu” lên hàng đầu. Vì thế, việc thờ phụng bố mẹ là rất quan trọng trong cách thể hiện chữ hiếu ấy, và thường thì con cái (đặc biệt là con trưởng) phải sống chung một nhà cùng bố mẹ. Bên cạnh đó, đặc trưng là một nước nông nghiệp nên trong gia đình cần nhiều lao động hơn.
    Còn trong xã hội hiện đại, cùng với những sự biến đổi về kinh tế, văn hóa, giá trị, chuẩn mực, . con cái hiếu thảo với bố mẹ không nhất thiết phải cùng sống chung trong một mái nhà. Hơn nữa, ngày nay khi con cái đã trưởng thành có xu hướng thích sống độc lập với bố mẹ mình. Trong guồng quay của xã hội thì đòi hỏi con người phải hoàn thành rất nhiều vai trò và nó không chỉ hạn hẹp trong khuôn khổ gia đình mà còn có cả công việc, sự nghiệp bên ngoài. Con cái khó có thể chỉ ở nhà và chăm sóc bố mẹ. Đặc biệt, điều đáng chú ý ở đây là do sự thay đổi trong quan niệm giá trị, chuẩn mực của những thế hệ trước so với thế hệ sau cho nên việc tách nhỏ gia đình cũng không có gì là khó hiểu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...