Tiểu Luận Quy luật thay thế các kiểu nhà nước (8 điểm)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 2
    I. Cơ sở lí luận. 2
    1. Các định nghĩa. 2
    2. Các quy luật 2
    II. Cơ sở thực tiễn. 3
    1. Quy luật thứ nhất: Tính tất yếu khách quan. 3
    2. Quy luật thứ hai: Kiểu nhà nước mới thay thế kiểu nhà nước cũ thông qua các cuộc cách mạng xã hội hoặc biến động xã hội 4
    3. Quy luật thứ ba: Kiểu nhà nước mới bao giờ cũng ưu việt và tiến bộ hơn kiểu nhà nước cũ bị thay thế. 5
    4. Quy luật thứ tư: Sự kế thừa. 6
    KẾT LUẬN 6
    PHỤ LỤC 7
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

    LỜI NÓI ĐẦUTrải qua các giai đoạn phát triển lịch sử của xã hội có giai cấp, chúng ta đã thấy sự thay thế các kiểu nhà nước từ thấp đến cao. Điều này phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người. Học thuyết Mác-lênin về hình thái kinh tế xã hội là cơ sở để phân chia các nhà nước trong lịch sử thành từng kiểu. Trong lịch sử xã hội có giai cấp tồn tại bốn hình thái kinh tế xã hội, phù hợp với nó là bốn kiểu nhà nước tương ứng: Chiếm hữu nô lệ với kiểu nhà nước chủ nô; Phong kiến với kiểu nhà nước phong kiến; Tư bản chủ nghĩa với kiểu nhà nước tư sản và Xã hội chủ nghĩa với kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhằm góp phần làm rõ hơn về sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử loài người, chúng em lựa chọn đề tài “Quy luật thay thế các kiểu nhà nước”.
    Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn!
    NỘI DUNG
    I. Cơ sở lí luận1. Các định nghĩaKiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử mang tính quy luật.
    Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong phép duy vật biện chứng thì quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của sự vật hiện tượng. Nói sự thay thế các kiểu nhà nước có tính quy luật bởi kiểu nhà nước mới thay thế kiểu nhà nước cũ đều lặp lại những đặc điểm, dấu hiệu chung mà sự thay thế nào cũng có.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...