Tiểu Luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và vanạ dụng vào sự ngh

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và vanạ dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt nam

    LỜI NÓI ĐẦU
    Nền kinh tế thời kỳ quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần nhưng sự vận động phát triển của nó phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh để giữ vững định hướng là một quá trình khó khăn, phức tạp, do nền kinh tế nhiều thành phần tự nó tiềm ẩn khả năng phát triển theo hướng Tư bản chủ nghĩa. Khả năng này càng trở nên hiện thực đối với nước ta vì sản xuất nhỏ chiếm ưu thế trong khi lực lượng thù địch với Chủ nghĩa xã hội còn nhiều thế mạnh để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa. Lý luận về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam là cách tiếp cận dodọc đáo của Hồ Chí Minh về mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, về con đường đạt tới mục tiêu ấy trong gia đoạn thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp, lạc hậu, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nói chung và sự hình thành nền kinh tế thị trường ddịnh hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng đều tuân theo quy luật sự phù hợp quan hệ sản xuất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về sự phiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta, em đã chọn nghiên cứu đề tài “ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và vanạ dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt nam
    Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thày giáo đã giúp em hiểu sâu sắc đề tài và hoàn thành bài tiểu luận này.
    Như vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của Việt Nam ta hiện nay, trong đó xâydựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu trọng tâm. Để đạt được hiệu quả cao, đúng đắn nhất thiết phải nắm vững qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam vì vậy, ta phải giải quyết song song hai nhiệm vụ cơ bản: xây dựng nền kinhtế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và tiến hành Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
    Quy luật phù hợp quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản chi phối toàn bộ đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trường ngày nay nói chung và nền kinh tế nhiều thành phần nói riêng sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất có tác dụng tích cực đến sự phát triển kinh tế của Nhà nước, tuy nhiên so với các nước trên thế giới lực lượng sản xuất ở nước ta vẫn còn vẫn còn trong tình trạng thấp kém, chính vì thế, các chủ trương chính sách cuả Đảng càng phải vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp quan hệ sản xuất lực lượng sản xuất. sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, lực lượng sản xuất còn thấp kém, chưa đủ để thủ tiêu hoàn toàn chế độ tư hữu các thành phần kinh tế là đặc trưng cho phương thức sản xuất.
    Các phương thức sản xuất này chỉ bị thay thế bằng phương thức sản xuất mới hơn khi nó không còn tác dụng đối với lực lượng sản xuất vì vậy, các thành phần kinh tế các tác dụng tích cực đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
    Nền kinh tế thời kỳ quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần nhưng sự vận động phát triển của nó phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế vận động theo hướng kinh tế nhà nước, thực hiện tốt vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình sử dụng các thành phần kinh tế cần quán triệt các quan điểm lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trongvà bên ngoài cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu cho việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức, kinh doanh chủ động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác làm cho kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng nền kinh tế hợp tác dần trở thành nền tảng xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ người lao động trong nền kinh tế sản xuất xã hội thực hiện nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, giữ vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích Quốc gia, độc lập dân tộc trong quan hệ kinh tế với nước ngoài.
     
Đang tải...