Tiểu Luận Quy luật quan hệ sản suất phù hợp với lực lượng sản xuất và việc vận dụng ở nước ta

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quy luật quan hệ sản suất phù hợp với lực lượng sản xuất và việc vận dụng ở nước ta

    A - Giới thiệu đề tài
    Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì từ thưở sơ khai đến nay loài người đã không ngừng phát triển và đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội. Các hình thái kinh tế xã hội đó là: thời kỳ Công xã Nguyên thuỷ, thời kỳ Chiếm hữu nô lệ, thời kỳ Phong kiến, thời kỳ Tư bản Chủ nghĩa và thời kỳ xã hội Xã hội Chủ nghĩa. Trong mỗi hình thái kinh tế đó xã hội được đặc trưng bởi một phương thức sản xuất nhất định. Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao. Trong mỗi phương thức sản xuất lại phải có sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn tồn tại song song và tác động qua lại lẫn nhau để hình thành lên phương thức sản xuất. Đây là hai yếu tố quan trọng quyết định tính chất, kết cấu, sự vận động và phát triển của xã hội.
    Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.
    Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa - đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa này chịu sự tác động rất lớn của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại, nó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, đồng thời nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Quá trình phát triển của các thành phần kinh tế luôn luôn xảy ra mâu thuẫn, và một phần của việc giải quyết các mâu thuẫn đó chính là sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay. Mặt khác quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một quy luật xã hội, nó mang tính khách quan và luôn tác động ngoài nguyện vọng và ý chí của con người. Cho nên việc nhận thức và vận dụng quy luật này vào các hoạt động có mục đích của mình là một trong các nhân tố giúp con người làm chủ được tính tất yếu - nghĩa là con người đạt đến tự do.
    Tóm lại việc nhận thức và vận dụng quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào thực tiễn là rất quan trọng. Vì vậy, em chọn đề tài: “quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất và sự vận dụng quy luật ở Việt Nam” với mong muốn củng cố và mở rộng nhận thức của bản thân về vấn đề này.

    B - Nội dung
    I. Quan điểm và lí luận của Các- Mác
    1. Quan điểm về Quan hệ sản xuất và Lực lượng sản xuất
    2. Quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ
    phát triển của lực lượng sản xuất
    II. Thực trạng quá trình phát triển kinh tế Việt Nam áp dụng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
    1. Đường lối phát triển quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất theo
    định hướng xã hội chủ nghĩa
    2. Thực trạng nguồn lực của lực lượng sản xuất nước ta hiện nay
    3. Quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam
    4. Những điều còn tồn tại trong việc vận dụng quy luật
    III. Một số vấn đề của nền kinh tế việt nam hiện nay
    1. Những khó khăn trên con đường phát triển đất nước
    2. Bài học từ sự bất hợp lí trong mối quan hệ quan hệ sản xuất và lực
    lượng sản xuất
    3. Mục tiêu phát triển kinh tế ở Việt Nam
    IV. Một số giải pháp để vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải
    phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất vào
    nền kinh tế nước ta hiện nay
    1. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hữu hiệu cho sản xuất kinh doanh của mọi tầng lớp nhân dân
    2. Đổi mới nâng cao nội lực điều hành của chính phủ
    C - Kết luận
     
Đang tải...