Tài liệu Quy luật mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng


    Quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản

    xuất tạo thành quan hệ vật chất của xã hội. Trên cơ sở quan hệ sản xuất

    hình thành nên các quan hệ về chính trị và tinh thần của xã hội. Hai mặt

    đó của đời sống xã hội được khái quát thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc

    thượng tầng của xã hội. C.Mác viết: Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy

    hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó

    dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình

    thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó(1).


    a. Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp

    thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.


    Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị,

    quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của

    xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ

    vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu

    hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội. Bởi vậy, cơ sở hạ tầng của

    một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã

    hội đó. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống

    cũng có vai trò nhất định.


    Như vậy, xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất là

    hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng xét trong tổng thể

    các quan hệ xã hội thì các quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở kinh tế

    của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó hình thành nên kiến trúc

    thượng tầng tương ứng.


    b. Kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan

    điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,

    v.v . cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng

    phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v . được hình thành trên cơ sở

    hạ tầng nhất định.


    Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận

    động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại

    lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng. Song, mỗi yếu tố khác

    nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng. Có những yếu tố như

    chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng; còn những

    yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...