Tiểu Luận Quy luật hình thái kinh tế - xã hội

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển không thể không gắn liền với hoạt động sản xuất. Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba hoạt động đó gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.
    Mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều gắn với một trình độ sản xuất riêng được biểu hiện chính bởi phương thức sản xuất đặc trưng. Từ xa xưa, khi con người chỉ mới xuất hiện cho đến ngày nay, khi hành tinh xanh này nâng đỡ cho hơn 7 tỉ dân, loài người đã trải qua 4 hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Tư duy nhận thức của con người không dừng lại ở một chỗ mà theo thời gian, ngày càng phát triền hoàn thiện hơn, từ đó, kéo theo sự thay đổi phát triển trong sản xuất. Lịch sử phát triển của sản xuất trong xã hội loài người là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau.
    Tác động qua lại biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đã được Marx – Engels khái quát thành quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định rằng lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất và ngược lại, quan hệ sản xuất có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Xã hội ngày càng phát triển thì mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là không thể tách rời. Đây là một quy luật quan trọng, quy định sự tồn tại, phát triển và tiến bộ xã hội.
    Chúng ta đã có những bài học đắt giá, đó là sự sai lầm khi xây dựng nhiều yếu tố của quan hệ sản xuất vượt trước lực lượng sản xuất hiện có. Vì thế, tại Đại hội Đảng VI (1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, cần phải đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Vậy, nội dung của công cuộc chuyển đổi đó là gì? Các yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tác ảnh hưởng đến quá trình đó ra sao? Chúng đóng vai trò gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta? Để làm sáng tỏ những câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng giải quyết vấn đề: “Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về hình thái kinh tế xã hội và sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội. Sự vận dụng quan điểm này trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...