Tiểu Luận Quy luật giá trị, vấn đề lý luận và định hướng phát triển ở nước ta

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung cơ bản của qui luật giá trị:
    1. Nội dung của qui luật giá trị:

    Theo qui luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên sự hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất phải phải tự quyết định lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hang hóa mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Nghĩa là chúng ta phải sử dụng một khoảng thời gian nhất định cọng với một trình độ kĩ thuật trung bình cọng với trình độ khéo léo trung bình cọng với cường độ lao động trung bình trong hoàn cảnh xã hội nhất định để sản xuất ra một loại hàng hóa. Vì vậy để kinh doanh thu hồi được vốn và có lãi suất chúng ta phải làm sao để hao phí cá biệt phù hợp với mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được.
    Khi sản xuất hàng hóa chúng ta phải suy nghĩ đến vấn đề đó và cả khi trao đổi hàng hóa chúng ta cũng phải quan tâm đến hao phí lao động xã hội cần thiết (trao đổỉ hang hóa theo nguyên tắc ngang giá).
    Sự vận động của qui luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả nên trước tiên giá cả phải phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa chứa nhiều giá trị thì giá trị của nó sẽ cao và ngược lại. Nhưng không phải vì thế mà ta vin vào đó để đánh giá vấn đề, giá trị là cái côt của hang hóa nhưng bên cạnh đó các yếu tố khác ở phương diện này hay phương diện khác bằng tương tác trực tiếp hay gián tiếp sẽ làm cho giá cả có xu hướng biến động, đôi khi thật khó tìm ra qui lực nhất quán, nhưng sự thay đổi đó ta vẫn có thể hiểu và tìm cách tháo gỡ để đưa nó về với sự ổn định. Các nhân tố đó là:
    · Cạnh tranh: Đó là vấn đề then chốt mà bất cứ ai khi đã kinh doanh phải làm để tồn tại. Nó còn được hiểu là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm giành lợi ích tối đa cho mình.
    · Cung cầu: Giữa cung và cầu tồn tại một mối quan hệ biện chứng, sự tác động giữa chúng hình thành nên giá cả cân bằng (tức giá cả thị trường), giá cả đó không thể đạt được ngay mà phải trải qua một thời gian dao động quanh vị trí cân bằng. Một hãng sản xuất khi tung ra thị trường một sản phẩm thị lập tức thị trường sẽ phản hồi bằng cách chấp nhận hay đào thải nó. Ta giả sử trong thời gian đầu sản phẩm được thị trường ưa chuộng tức nhu cầu về mặt hàng đó tăng lên dẫn đến đường cầu tăng lên buộc nhà sản xuất phải có kế hoạch để tăng đường cung để đáp ứng. Nhưng sau đó thị trường lắng xuống, do có những sản phẩm mới thay thế do vậy nhà sản xuất buộc phải thay đổi về mặt cơ cấu, và chuyển hướng kinh doanh mới. Ngành sản xuất nông sản của Việt Nam chúng ta chịu tác động rõ nét của qui luật cung cầu. Mặc dù chất lượng nông – thủy sản của chúng ta không hề kém, nhưng do qui hoạch phát triển thiếu tập trung và có chiến lược nên cùng một lúc tham gia sản xuất rồi lại cùng một lúc bán ra thị trường làm cho đường cùng vốn dĩ thấp lại đột ngột tăng lên mà thị trường không thể cùng một lúc điều tết hết. Chúng ta có thế mạnh hay nói đúng hơn là lợi thế động của chúng ta còn lớn chỉ có điều ta phải khai thác sao cho có hiệu quả.
    · Sức mua của đồng tiền: Chính tình trạng làm phát đã làm cho đồng tiền giảm giá dẫn đến hệ quả sức mua giảm vì thế tiến độ sản xuất sẽ chịu tác động theo hưởng tiêu cực và bên cạnh đó còn tác động xấu đến đời sống xã hôi( vấn đề tiền lương, việc làm, tình trạng thất nghiệp ).
    2. Tác dụng của qui luật giá trị:
    a. Điều tiết sản xuất và lưu thong hàng hóa:
    Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác dụng này của qui luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của qui luật cung cầu. Nếu một ngành sản xuất mà cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa đó sẽ cao hơn giá trị, hàng hóa sẽ được người tiêu dùng lựa chọn nhiều, sẽ tạo được nhiều lợi nhuận, thì kéo theo là người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa còn tồn đọng nhiều trên thị trường(sức mua giảm) dẫn đến thua lỗ. Trước tình hình ấy buộc nhà sản xuất phải thu hẹp qui mô sản xuất, chuyển hướng kinh doanh sang các ngành có giá cả hàng hóa cao hơn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...