Tiểu Luận Quy luật biện chứng về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và biểu hiện của nể trong quá trènh xâ

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quy luật biện chứng về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và biểu hiện của nể trong quá trènh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam

    QUY LUẬT BIỆN CHỨNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ BIỂU HIỆN CỦA Nể TRONG QUÁ TRèNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử và cũng là một trong những nội dung cơ bản của toàn bộ chủ nghĩa Mác. Học thuyết đó vạch rõ những quy luật cơ bản của vận động xã hội, vạch ra phương pháp duy nhất khoa học để giải thích lịch sử.
    Bằng sự kế thừa có chọn lọc tất cả những thành quả về triết học xã hội, những công trình nghiên cứu tỉ mỉ về quá trình lịch sử loài người, C.Mác đã xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Qua học thuyết của mình, Mác đã đề cập và giải thích các quy luật cơ bản của vận động xã hội, trong đó có quy luật Quan hệ sản xuất (QHSX) phù hợp với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất (LLSX). Trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ trước đến nay, quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX luôn là một quy luật cơ bản nhất, quan trọng nhất trong cả lĩnh vực kinh tế và trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
    Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định rằng: LLSX có vai trò quyết định đối với QHSX và ngược lại, QHSX cũng có tác động trở lại, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX và: “LLSX bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp QHSX lạc hậu mà cả khi QHSX phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của LLSX” (Đảng Cộng Sản Việt Nam - văn kiện Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI)
    Để có thể hiểu được quy luật về sự phù hợp của LLSX và QHSX, cũng như việc ứng dụng quy quy luật đó vào công cuộc xây dựng nước ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
    Lịch sử phát triển loài người là lịch sử phát triển của những phương thức sản xuất kế tiếp nhau. C.Mác viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu nào”.
    Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
    Phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao.
    Trong sản xuất, con người có “quan hệ song trùng”: một mặt là quan hệ giữa người với tự nhiên, tức là LLSX; mặt khác là quan hệ giữa người với người, tức là QHSX. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất biện chứng của hai mặt đối lập nhau: LLSX và QHSX. Chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phát triển của LLSX -quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển của xã hội.

    I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LLSX VÀ QHSX 2
    1. Phương thức sản xuất 2
    2. Lực lượng sản xuất 2
    3.Quan hệ sản xuất 3
    1. Lực lượng sản xuất tác động đến quan hệ sản xuất 5
    2.Quan hệ sản xuất tác động đến lực lượng sản xuất 6
    II/ QUÁ TRèNH VẬN DỤNG QUY LUẬT Ở VIỆT NAM 7
    1. Giai đoạn trước khi đổi mới 7
    1.1.Thực trạng kinh tế 7
    1.2.Chủ trương của Đảng, Nhà nước và những thành tựu bước đầu 8
    2.Giai đoạn từ sau khi đổi mới đến nay 10
    2.1.Nhận thức lại về CNXH của Đảng và Nhà nước 10
    2.2.Đường lối và chiến lược phỏt triển kinh tế 11
    KẾT LUẬN 16
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
     
Đang tải...