Tài liệu Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tại khu vực nông thôn trên thế giới

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC






    Trang phụ bìa 1


    Mục lục . 2


    Danh mục các hình vẽ, đồ thị 4




    MỞ ĐẦU 5




    CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN THẾ GIỚI 6
    1.1. Khuyến khích đầu tư và ưu đãi phát triển công nghiệp ở nông thôn .6


    1.2. Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển đồng bộ KCN và nông thôn 6


    1.3. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn . 7


    1.4. Hình thành các KCN chuyên ngành chế biến nông sản tại nông thôn .8


    1.5. Hình thành các KCN, CCN chuyên ngành TTCN .8




    CHƯƠNG 2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC BUSINESS PARK TRÊN THẾ


    GIỚI . 9


    2.1. Khái niệm Business Park 9


    2.2. Các thế hệ Business Park 10


    2.2.1. Business Park thế hệ thứ nhất 10


    2.2.2. Business Park thế hệ thứ hai 10


    2.2.3. Business Park thế hệ thứ ba 11


    2.2.4. Business Park thế hệ thứ tư 11


    2.3. Các nguyên tắc phát triển Business Park 12


    2.4. Các lợi ích của Business park . 13


    2.4.1. Lợi ích cho các doanh nghiệp . 13


    2.4.2. Lợí ích cho môi trường và xã hội 14


    2.5. Các thành phần chức năng của Business park 14


    2.6. Một số Business Park trên thế giới . 18











    CHƯƠNG 3. QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI . 19
    3.1. Khái niệm KCN sinh thái . 19


    3.2. Các nguyên tắc cơ bản của KCNST . 19


    3.3. Các lợi ích của KCNST . 21


    3.3.1. Lợi ích cho công nghiệp . 21


    3.3.2. Lợi ích cho môi trường . 21


    3.3.3. Lợí ích cho xã hội . 22


    3.4. Các loại hình KCNST và các thành phần chức năng 22


    3.4.1. KCNST nông nghiệp . 23


    3.4.2. KCNST tái tạo tài nguyên . 23


    3.5. Một số KCNST trên thế giới . 24




    KẾT LUẬN 27




    Tài liệu tham khảo . 30















    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ






    Hình 1.1. Kinh nghiệm phát triển các KCN tại khu vực nông thôn trên thế giới . 8a Hình 1.2. Một số hình ảnh về các KCN nông thôn trên thế giới. 8b Hình 2.1. Mô hình cấu trúc các thế hệ Business Park . 11a Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu chức năng của Business Park 18a Hình 2.3. Một số hình ảnh về các Business Park trên thế giới 18b Hình 3.1. KCN sinh thái: Khái niệm và các nguyên tắc phát triển . 20a Hình 3.2. Cấu trúc KCN sinh thái nông nghiệp và tái tạo tài nguyên . 24a Hình 3.3. KCN Kalundborg, Đan Mạch . 25b Hình 3.4. KCN Riverside, Vermont, Hoa Kỳ . 26a Hình 3.5. KCN Cabazon, California, Hoa Kỳ 26a















    MỞ ĐẦU








    Vùng đồng bằng sông Hồng (VĐBSH) là vùng lãnh thổ quan trọng nhất của Việt Nam, có Thủ đô Hà Nội, có mật độ dân số cao nhất và có một vị trí chiến lược đối với việc phát triển kinh tế-xã hội trong cả nước. VĐBSH bao gồm 10 tỉnh, thành phố, có tổng diện tích 1.486,2 nghìn ha với dân số trên 18,4 triệu người, trong đó khu vực nông thôn VĐBSH chiếm phần lớn diện tích (92,21% diện tích toàn vùng) với gần 13,8 triệu người (74,88% dân số toàn vùng).
    Với phần lớn diện tích và dân số, việc phát triển công nghiệp nói chung và khu công nghiệp (KCN) nói riêng cho khu vực nông thôn là một vấn đề vô cùng quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn VĐBSH.
    Chuyên đề tiến sĩ 2 này tập trung nghiên cứu các kinh nghiệm và mô hình quy hoạch xây dựng khu công nghiệp (KCN) tại khu vực nông thôn trên thế giới, từ đó rút ra các kinh nghiệm phát triển cho Việt Nam.
    Các mô hình nghiên cứu là các mô hình đã và đang phát triển thành công tại các nước đã phát triển và đang phát triển như Việt Nam, đem lại những hiệu quả thiết thực về phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, tiến tới sự phát triển sinh thái và bền vững lâu dài. Đây là các mô hình mà Việt Nam cần học tập, rút kinh nghiệm để xây dựng ra mô hình thích hợp cho riêng mình và phát triển trong thời gian tới.















    Chương 1.


    MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN THẾ GIỚI










    1.1. Khuyến khích đầu tư và ưu đãi phát triển công nghiệp ở nông thôn


    Kinh nghiệm của Nhật Bản


    Năm 1972, Nhật Bản đã ban hành Luật Xúc tiến di chuyển công nghiệp, khuyến khích di chuyển các xí nghiệp từ khu vực tập trung công nghiệp quá đông - “khu vực khuyến khích di chuyển công nghiệp” ra các vùng nông thôn kém phát triển, có ít hoạt động công nghiệp - “khu vực khuyến khích thiết lập công nghiệp”; đồng thời đề cập đến các kế hoạch xây dựng KCN, bảo vệ môi trường và ổn định lao động. Vào thập niên 1980-1990, mỗi năm có hơn 50% nhà máy được thành lập trong các KCN và hơn 67% nhà máy mới hay mở rộng nằm trong các khu vực khuyến khích thiết lập công nghiệp. Điều này chứng tỏ các KCN hấp dẫn đối với các xí nghiệp và là một biện pháp hiệu quả để khuyến khích việc đặt các nhà máy ở những vùng nông thôn.
    Kinh nghiệm của các nước châu Á khác


    Tại các nước châu Á khác, để khuyến khích phát triển KCN trong vùng nông thôn, Chính phủ và các cơ quan địa phương đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu tư như trợ cấp vốn, miễn, giảm thuế, cung cấp thông tin thị trường, . cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng rất chú trọng đến việc hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp vật tư, nâng cao tay nghề, hỗ trợ dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nông thôn.




    1.2. Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển đồng bộ KCN và nông thôn


    Kinh nghiệm của Nhật Bản
     
Đang tải...