Luận Văn Quy hoạch xây dựng đô thị lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quy hoạch xây dựng đô thị lý luận và thực tiễn

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu


    Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế giới, thực tế đang đòi hỏi bức thiết việc đẩy mạnh và nhanh tốc độ đô thị hóa. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của quốc gia, đô thị đóng vai trò là một hạt nhân quan trọng nhằm thúc đẩy cho sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Các hoạt động kinh tế, văn hóa của quốc gia đã và đang diễn ra ở các đô thị. Tính đến tháng 9/2008 cả nước ta đã có hơn 743 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 4 đô thị loại I, 13 đô thị loại II, 36 đô thị loại III, 41 đô thị loại IV và 647 đô thị loại V. Nhưng bên cạnh đó, hệ thống đô thị của nước ta đang bộc lộ một số vấn đề bất cập như quy hoạch chưa đi trước, phát triển đô thị còn tự phát chưa đồng bộ với tăng trưởng kinh tế xã hội. Việc quản lý đô thị còn phân tán, chồng chéo, phối hợp kém nên hiệu lực và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, dân số đô thị đang tăng nhanh, mặt độ dân số cao ở nhiều đô thị lớn đang gây áp lực, quá tải cho hệ thống cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đô thị cũng như việc quản lý vận hành đô thị của chính quyền địa phương. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ đô thị còn yếu kém, không đồng bộ, không đáp ứng nhu cầu thực tế của người sử dụng. Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỷ thuật đô thị không có kế hoạch, không đồng bộ nên gây lãng phí lớn. Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng diễn ra ở nhiều nơi, cảnh quan đô thị bị phá vở, trật tự đô thị không được vững, môi trường bị ô nhiễm. Hình ảnh đô thị Việt Nam kém bản sắc, chưa thu hút đầu tư phát triển và du lịch.


    Như đã khẳng định, đô thị có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Nhưng hiện nay, hàng trăm đô thị ở nhiều vùng khác nhau đang đòi hỏi được cải tạo, xây dựng mới và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, đẹp và có bản sắc văn hóa. Hàng chục triệu người dân đô thị đòi hỏi có cuộc sống mới bền vững, an toàn, hạnh phúc, có việc làm ổn định và nơi ở hợp lý. Để giải quyết được vấn đề trên thì điều quan trọng trước tiên là tất cả các đô thị phải có quy hoạch tổng thể phát triển không gian cho các giai đoạn trước mắt và lâu dài. Các vùng kinh tế trọng điểm, các liên vùng và vùng tỉnh cũng phải được nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư một cách thích hợp. Chính vì những lý do nêu trên nên đề tài “ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN ” là đề tài cần được nghiên cứu để đưa ra hướng giải quyết, khắc phục đưa đô thị Việt Nam phát triển bền vững, đồng bộ, có quy hoạch là điều rất cần thiết và cấp bách.

    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, để chủ động trong việc quy hoạch xây dựng đô thị, định hướng các chương trình phát triển và các chính sách quản lý đô thị một cách toàn diện. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2005/ NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng. Bên cạnh đó, dự thảo luật quy hoạch đô thị sẽ được trình Quốc hội năm 2009 đây là một điểm nhấn quan trọng trong quy hoạch xây dựng đô thị ở Việt Nam.


    2. Phạm vi nghiên cứu đề tài


    Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu vấn đề “ quy hoạch xây dựng đô thị ” trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, quy hoạch xây dựng đô thị, kiến trúc đô thị và những văn bản pháp luật khác có liên quan.


    3. Phương pháp nghiên cứu


    Trong bài luận văn này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:


    Phương pháp sưu tầm tài liệu: tôi đã tìm hiểu rất nhiều về đề tài này chẳng hạn như: đô thị là gì, phân loại đô thị, tình hình quy hoạch xây dựng đô thị ở Việt Nam, . Từ đó tôi đã đưa ra hướng khắc phục để quá trình quy hoạch xây dựng đô thị đồng bộ hơn, bộ mặt đô thị ở Việt Nam có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh hiện đại.


    Phương pháp so sánh: tôi đã tìm hiểu tình hình quy hoạch xây dựng đô thị ở các nước phát triển khác trên thế giới, sau đó so sánh với tình hình quy hoạch ở nước ta, từ đó rút ra những kinh nghiệm để xây dựng đô thị Việt Nam văn minh hơn.


    Ngoài ra, tôi cũng vận dụng một số phương pháp phân tích luật viết (phương pháp phân tích câu chữ hoặc chú giải, phương pháp phân tích phát triển, phương pháp phân tích lịch sử), phương pháp tổng hợp . từ đó làm nổi bật lên những vấn đề đã viết trong luận văn.


    4. Bố cục của đề tài


    Để tiện tra cứu, tìm hiểu nội dung, bài luận văn được chia thành ba chương:

    Chương 1: Khái quát chung về đô thị. Trong chương này sẽ nêu những lý luận chung về đô thị, lịch sử hình phát triển đô thị ở Việt Nam và trên thế giới, phân loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị . Từ đó rút ra được mối quan hệ giữa phân loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị và thành lập mới đô thị.


    Chương 2: Pháp luật Việt Nam về quy hoạch xây dựng đô thị. Trong chương này, tôi xin trình bày những quy định của pháp luật Việt Nam như phân loai quy hoạch xây dựng đô thị, phân khu chức năng đô thị, thiết kế đô thị, lập-thẩm định-phê duyệt đề án quy hoạch xây dựng đô thị.


    Chương 3: Thực trạng quy hoạch xây dựng đô thị ở Việt Nam. Tôi sẽ đối chiếu những quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng đô thị và áp dụng những quy định đó vào thực tế, nhằm làm rõ những mặt đạt được và chưa được, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc quy hoạch xây dựng đô thị.
     

    Các file đính kèm:

    • 66-.pdf
      Kích thước:
      19.9 MB
      Xem:
      0
Đang tải...