Luận Văn Quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008 - 2015

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống.
    Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người. Từ đất con người có cái để ăn, có nhà để ở, có không gian để làm việc, sản xuất và các điều kiện để nghỉ ngơi. Chính vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại, là vốn sống của con người.
    Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hành các chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và lâu bền.
    Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường, giúp Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước phân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu ăn ở, sinh hoạt hàng ngày càng tăng, dân số phát triển ở mức cao đã gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên đất. Đề tài nhằm góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
    Xã Xuân Lam là một xã trọng điểm trong nghành sản xuất nông nghiệp của huyện Thọ Xuân, các trung tâm huyện lỵ về phía Tây khoảng 10km, Quốc lộ 1A về phía Đông khoảng 47km, cách đường Hồ Chí Minh khoảng 2,5 km. Đặc biệt xã có tuyến đường 15A liên huyện chạy qua địa phận xã là cầu nối không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của xã mà còn của cả huyện và cả tỉnh.
    Để cho sự phát triển đó được bền vững, cần phải có định hướng theo xu thế phát triển bằng cách lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong ngắn hạn, dài hạn và có định hướng phát triển lâu dài.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Đất và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, trường Đại học Hồng đức – Thanh Hoá, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Quang Học – cán bộ giảng dạy Bộ môn Quy hoạch đất đai – Khoa Đất và Môi trường, tôi thực hiện đề tài:
    "Quy hoạch sử dụng đất xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008 - 2015".
    2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
    2.1. Mục đích
    - Tính toán, chuyển dịch cơ cấu các loại đất trong giai đoạn quy hoạch một cách hợp lý.
    - Đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong xã đạt được mục tiêu phát trển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
    - Tăng giá trị kinh tế đất, sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường.
    - Làm cơ sở để hướng dẫn các chủ sử dụng đất có hiệu quả cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
    - Giúp nhà nước quản lý quỹ đất một cách chặt chẽ và có hướng để phát triển kinh tế.
    2.2. Yêu cầu
    - Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai.
    - Đảm bảo sự phát triển ổn định ở nông thôn, sử dụng đất lâu dài đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
    - Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong những năm tới trên địa bàn xã.
    - Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiện tính khoa học, tính thực tế.
    - Đảm bảo cho Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, chủ động cho người sản xuất.
    - Tính toán cơ cấu đất đai cho từng loại đất trên cơ sở điều tra, phân tích tình hình sử dụng đất, từ đó lập ra phương án chu chuyển đất đai nhằm sử dụng hiệu quả các loại đất và các tài nguyên khác trên cơ sở không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...