Đồ Án Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau từ năm 2011 – 202

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    ĐẶT VẤN ĐỀ.


    Việt Nam một nước có truyền thống là sản xuất nông nghiệp, hơn 70% dân số sống bằng nghề nông và đa phần là nông dân là sống ở nông thôn. Để nông nghiệp nông thôn có thể phát triển bền vững thì nông dân phải tiến bộ, nông thôn phải đổi mới, nông dân phải có khả năng tiếp thu những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật áp dụng vào thục tiển sản xuất tại nông thôn.
    Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, sự phân hóa trong nông dân diễn ra khá mạnh mẽ không chỉ về tính chất lao động, khu vực lao động, mà còn phân hóa cả giàu nghèo, lối sống, nếp sống để khắc phục những nhược điểm của cơ chế thị trường, nhà nước cần phải có những cơ chế, chính sách, hoặc những quy định đặc thù cho nông dân và nông thôn để họ có điều kiện tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, góp phần “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
    Trong thời kỳ cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững của thế giới Việt Nam là nước không ngoại lệ của sự phát triển, trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước việc phát triển và xây dựng nông thôn mới là yêu cầu cần thiết trước mắt và lâu dài để dưa mức sống người dân ngày càng nâng cao nhằm rút ngắn khoảng cách giửa nông thôn và thành thị.
    Xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng văn minh và hiện đại, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, đáp ứng tốt yêu cầu về sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; có kinh tế phát triển, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp - dịch vụ và bố trí, sắp xếp dân cư theo quy hoạch; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng nông thôn, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị ở cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
    Xây dựng xã thành nông thôn mới được thể hiện các đặc trưng: kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân nông thôn được nâng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trước hết, phát động phong trào toàn dân thi đua thực hiện. Phải đưa ra mục tiêu cụ thể để phấn đấu, nhằm hoàn thành một số chỉ tiêu cho từng năm và cả giai đoạn; phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường, vươn lên của nông dân; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú làm nền tảng tinh thần của giai cấp nông dân, tạo động lực cho quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới.
    Đối tượng nghiên cứu là tất cả những vấn đề liên quan đến nông thôn như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ tống giao thông, hệ thống điện, đường, trường, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa, chợ và hình thức tổ chức sản xuất của xã từ đó có những cơ sở để quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

    Phạm vi nghiên cứu là địa bàn xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau từ năm 2011 – 2020.


    Phần I: TỔNG QUAN
    I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
    I.1.1 Cơ sở khoa học

    Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn xây dựng và phất triển dân sinh, kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng. Hiến pháp nước công hoà xã hội chủ nghĩa việt nam năm 1992 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy định và pháp luật đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả” (điều 18).
    Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà Nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất ( khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất ( các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường”.
    I.1.2. Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án:
    - Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7, Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
    - Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH TW đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
    - Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
    - Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của TTCP Quyết định phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
    - Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của TTCP phê duyệt chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
    - Quyết định số 393/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh Cà Mau về việc ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Cà Mau;
    - Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới về Đề án xây dựng mô hình nông thôn mới xã Khánh Hưng – huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau;
    - Các hướng dẫn về tiêu chuẩn nông thôn mới của các Bộ, ngành có liên quan.
    I.1.3. Cơ sở thực tiển
    Quy hoạch nông thôn mới là vấn đề cấp thiết và thiết thực trong kế hoạch nâng cao mức sống cho người dân nông thôn ngày nay. Từng bước đưa nông thôn ngày càng phát triển và euts ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị.

    I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
    Xã Khánh Hưng là một xã thuộc đại bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, ngày xưa là xã Khánh Vân, Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Minh Hải.
    I.2.1 Đặc điểm tự nhiên:
    - Vị trí địa lý: Xã Khánh Hưng nằm trong vùng ngọt hóa của huyện Trần Văn Thời, cách trung tâm huyện 15km về hướng Đông Nam. Diện tích tự nhiên của xã là 6.672,56 ha, được chia thành 15 ấp: Ấp Nhà Máy A, ấp Nhà Máy B, ấp Nhà Máy C, ấp Kinh Đứng A, ấp Kinh Đứng B, ấp Bình Minh II, ấp Kinh Hãng A, ấp Kinh Hãng B, ấp Kinh Hãng C, ấp Rạch Lùm A, ấp Rạch Lùm B, ấp Rạch Lùm C, ấp Công Nghiệp A, ấp Công Nghiệp B, ấp Công Nghiệp C.
    Ranh giới hành chính của xã tiếp giáp:
    + Phía Bắc giáp xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời
    + Phía Nam giáp xã Phong Điền huyện Trần Văn Thời.
    + Phía Đông giáp một phần xã Trần Hợi và Khánh Lộc huyện Trần Văn Thời
    + Phía Tây giáp xã Khánh Hải huyện Trần Văn Thời
    - Địa hình: Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng độ cao trung bình khoản 0.5m độ dốc nhỏ, hướng dốc không rõ ràng. địa hình của xã còn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt, có nhiều sông rạch là lợi thế về giao thông đường thủy, nhưng lại là hạn chế rất lớn đối với phát triển giao thông đường bộ, phát sinh nhiều cầu cống, là một trong những nguyên nhân làm giao thông đường bộ của xã chậm phát triển.
    Ở đây nền móng địa chất yếu, tài nguyên chủ yếu là đất phèn
    - Khí hậu: Xã Khánh Hưng mang nhiều đặc điểm của khí hậu đồng bằng nam bộ có 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
    Mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 11, mưa nhiều nhất là tháng 09 và tháng 10 chiếm 85% đến 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình khoản 2.900mm/năm.
    Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến hết tháng 04 năm sau.
    Khí hậu của huyện Trần Văn Thời nói chung và xã Khánh Hưng nói riêng mang đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu Long, về cơ bản, khí hậu ôn hoà, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác.
    - Thủy văn: Về thủy văn, địa bàn xã Khánh Hưng nằm trong vùng ngọt hóa khép kín của huyện Trần Văn Thời nên không chịu tác động của nước biển.
    Vào mùa mưa (mùa nước ngọt) các cống đập được xả, thủy triều đưa nước biển ra vào thường xuyên, mang theo một lượng phù sa lớn làm nhanh bồi lắng ở các sông, kênh thủy lợi, nên việc nạo vét kênh mương thủy lợi rất tốn kém, phải đầu tư thường xuyên. Ngoài ra, trong mùa khô (mùa gió chướng) nước biển dâng cao, gây tình trạng tràn mặn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, vì vậy công tác đắp đập để ngăn mặn và chống tràn là công việc phải làm hàng năm của địa phương.
    - Nguồn nước:
    Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã chủ yếu là nguồn nước mưa chứa trong hệ thống sông rạch tự nhiên, kênh thủy lợi. Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất cây, con là nước ngọt chủ yếu còn lại ở vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Trần Văn Thời, đây là nguồn nước mưa được giữ tại chỗ, là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và một phần cho sinh hoạt, nhờ đó xã có số diện tích lớn để sản xuất 2 vụ lúa, rau màu thực phẩm, cây công nghiệp.
    Nguồn nước ngầm: Hiện toàn xã có 2.458 hộ dân sử dụng giếng nước khoan và hệ thống nước sạch hợp vệ sinh, chiếm 60.4% tổng số hộ dân trong toàn xã.
    Tài nguyên đất đai:
    Diện tích tự nhiên của xã là: 6.672,56 ha
    Trong đó: Đất nông nghiệp: 6.165,91 ha.
    Đất phi nông nghiệp: 506,65 ha.
    Nguồn nhân lực:
    Toàn xã có 4.082 hộ với 17.448 nhân khẩu, dân tộc Khmer chiếm 7.7% (có 314 hộ, với 1.576 khẩu), dân tộc Hoa chiếm 0.6% (có 25 hộ 235 khẩu), mật độ dân số 261 người/km2
    Lao động trong độ tuổi chiếm 69% (tương đương 11.963 người) tập trung chủ yếu là lực lượng lao động nông nghiệp.
    Lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề chiếm 0.9% tương đương 169 người.
    I.2.2.Thực trạng kinh tế - xã hội của xã.
    Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch của xã:
    Xã Khánh Hưng hiện chưa có Quy hoạch cụ thể
    Cần phải thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH của xã giai đoạn năm 2010-2015 và định hướng đến năm 2020.
    - Giao thông:
    + Giao thông đường bộ:

    Xã Khánh Hưng không có tuyến quốc lộ đi qua, chỉ có tuyến lộ nhựa Sông Đốc huyện Trần Văn Thời nối liền 04 ấp của xã Khánh Hưng, và tuyến lộ ô tô về trung tâm xã đang thi công nối liền tuyến lộ ô tô đến Cà Mau, Tổng chiều dài 7,4km đường nhựa cấp 5.
    Xã không có đường trục chính nội đồng, mà chỉ có bờ ranh đất thửa ruộng giáp ranh của các hộ nông dân với nhau.
    Hệ thống cầu trên đường hiện nay có 36 cầu đã được bê tông hoá, đáp ứng cơ bản trên các tuyến giao thông chính. Còn lại nhiều tuyến chưa có cầu để nối liền các ấp, xóm với nhau, nên việc phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân còn nhiều khó khăn.
    + Giao thông đường thuỷ:
    Sông là hệ thống giao thông đường thuỷ của xã Khánh Hưng, sông còn là hệ thống tưới tiêu và nuôi trồng quan trọng cho nông dân. Hiện tại các tuyến đường thuỷ chính, ghe tàu có tải trọng khoảng 50 tấn vận chuyển hàng hoá từ xã đi các huyện trong và ngoài tỉnh và ngược lại.
    Ngoài ra, còn có 04 cống với chức năng ngăn mặn và điều hòa thuỷ triều cho khu vực. hiện nay còn 01 cống đang thi công chưa đưa vào sử dụng thuộc ấp Công Nghiệp A.
    - Thuỷ lợi:
    Toàn xã có 24 tuyến kênh với tổng chiều dài là 89.4km, chủ yếu các tuyến kênh chính đáp ứng được diện tích tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
    - Điện:
    Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành
    Toàn xã có 3.926/4.082 hộ sử dụng điện chiếm 96%, hệ thống điện hạ thế cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân, còn 03 tuyến chưa có điện hạ thế đi qua với tổng chiều dài 4.100m.
    Bên cạnh đó, việc cung cấp điện cho sản xuất và chiếu sáng công cộng cũng là một vấn đề cần phải tiếp tục ưu tiên đầu tư trong thời gian tới.
    - Trường học:
    Mạng lưới trường học, các cấp được quy hoạch ngày càng phù hợp, hệ thống trường của các bậc học, cấp học đã phát triển tương đối rộng khắp. Đầu năm học 2010 - 2011 toàn xã có 04 lớp Mẫu giáo gắn với trường tiểu học, 04 trường tiểu học (83 lớp), 01 trường trung học cơ sở (19 lớp), 01 trường trung học phổ thông (11 lớp).
    Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên đạt chuẩn tăng lên, hiện nay tỷ lệ giáo viên ở các cấp học đạt chuẩn 100%.
    Cơ sở vật chất của ngành giáo dục được tăng cường, ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư, xã còn thực hiện khá tốt công tác xã hội hoá để tăng cường cơ sở vật chất cho các trường như: hiến đất xây dựng trường, đóng góp ngày công lao động, đóng góp cơ sở vật chất để xây dựng trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...