Thạc Sĩ Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn đặc biệt là sản xuất nông nghiệp luôn gắn
    liền với đất đai. Trong nông nghiệp, đất đai không chỉ là địa điểm để tiến hành sản xuất
    kinh doanh như trong các ngành kinh tế khác, mà đất đai còn trực tiếp tham gia vào quá
    trình sản xuất, hơn nữa còn là tư liệu sản xuất đặc biệt. Nhận thấy được tầm quan trọng
    của đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có
    nhiều chủ trương, chính sách phù hợp trong việc khai thác sử dụng đất đai góp phần thúc
    đẩy nền nông nghiệp nước nhà phát triển. Trong đó, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử
    dụng đất luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được triển khai trên
    phạm vi cả nước và đạt được một số kết quả nhất định. Quy hoạch sử dụng đất đến năm
    2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước đã được Quốc hội thông qua
    ngày 15/6/2004 tại kỳ họp thứ 5, khoá XI. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được triển
    khai ở tất cả 64 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước và được Thủ
    tướng Chính phủ phê duyệt.
    Tuy nhiên, quá trình triển khai và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn
    còn bộc lộ một số tồn tại. Đặc biệt sau khi quy hoạch, sử dụng đất được phê duyệt và đưa
    vào thực hiện, tình hình theo dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập
    diễn ra dẫn đến tình trạng "quy hoạch treo" hoặc không điều chỉnh kịp những biến động
    về sử dụng đất trong quá trình thực thi quy hoạch tại địa phương.
    Do đó, tôi lựa chọn đề tài " Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển
    cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum " để nghiên cứu, khảo sát tình hình quy hoạch, sử
    dụng đất nông nghiệp thực tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhằm đưa ra những giải pháp
    điều chỉnh kịp thời, những nội dung sử dụng đất nông nghiệp bất hợp lý, không phù hợp
    với phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được phê duyệt góp phần nâng cao
    hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Từ khi đổi mới đến nay, ở nước ta việc nghiên cứu vấn đề đất nông nghiệp đã có
    một số công trình, bài viết về vấn đề này như:


    - "Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp ở
    huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Cạn" của Ngô Xuân Hoàng, Luận án tiến sĩ, Đại học Nông
    nghiệp I Hà Nội, 2003.
    - "Khai thác nguồn lực đất đai để phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai", của Bùi
    Thị Thuận, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.
    - "Khai thác tiềm năng đất đai nông nghiệp để phát triển kinh tế hàng hóa trên địa
    bàn tỉnh Phú Thọ" của Nguyễn Tiến Khôi, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
    1999.
    - "Sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Sơn La hiện nay" của Hà Công Nghĩa, Học viện
    Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004.
    - "Quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở Tây Nguyên" của TS. Nguyễn Thế Toàn
    (chủ nhiệm đề tài), Đề tài khoa học cấp bộ, 2000.
    - "Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai nông nghiệp ở Việt Nam và kiến nghị"
    Nguyễn Mạnh Tuân, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
    số 7/2004.
    - "Quản lý và sử dụng đất ở các nông, lâm trường các tỉnh miền núi phía Bắc" Bùi
    Quang, Tài nguyên và môi trường, số 12/2004.
    Đối với Kon Tum, những đề tài đi sâu vào nghiên cứu quy hoạch, sử dụng đất
    nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp chưa có công trình nào. Do đó, tôi mạnh dạn
    chọn đề tài này hy vọng góp một phần nhỏ trong việc tìm ra những giải pháp để phát huy
    tiềm năng, thế mạnh của đất đai trong việc phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum.
    3. Mục đích và nhiệm vụ
    * Mục đích:
    Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đất nông nghiệp và quy hoạch, sử dụng đất
    nông nghiệp; phân tích đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Kon Tum, từ đó đề
    xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát
    triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum.
    * Nhiệm vụ:
    - Khái quát, hệ thống hoá lý luận về đất nông nghiệp và quy hoạch, sử dụng đất
    nông nghiệp.


    - Phân tích, đánh giá thực trạng quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển
    cây công nghiệp của tỉnh Kon Tum trong thời gian qua.
    - Đề xuất những giải pháp nhằm quy hoạch, sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp
    để phát triển cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở
    tỉnh Kon Tum từ năm 2000 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp
    nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin, như phương pháp duy vật biện chứng, duy
    vật lịch sử, trừu tượng hoá khoa học, trong đó đặc biệt coi trọng phương pháp phân tích,
    tổng hợp thống kê, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn.
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Phân tích, đánh giá thực trạng quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để phát triển
    cây công nghiệp ở tỉnh Kon Tum từ năm 2000 đến nay.
    - Đề xuất những giải pháp từng bước hoàn thiện quy hoạch, sử dụng đất nông
    nghiệp để phát triển cây công nghiệp ở Kon Tum trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chương, 6 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...