Thạc Sĩ Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 xã Trí Yên – Huyện Yên Dũng – Tỉnh Bắc Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài. 1
    2. Mục đích, yêu cầu của việc lập quy hoạch sử dụng đất. 2
    PHẦN II : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 4
    1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất. 4
    1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất. 4
    1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất. 5
    1.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác 5
    1.3.1. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. 5
    1.3.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai. 6
    1.3.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp. 6
    1.3.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị. 6
    1.3.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành. 7
    1.3.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương. 7
    2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất. 7
    2.1.Căn cứ pháp lý. 7
    2.2. Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu lập quy hoạch. 8
    3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước. 8
    3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng đất trên thế giới. 8
    3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng đất ở Việt Nam. 9
    3.2.1. Giai đoạn 1960 – 1969. 10
    3.2.2. Giai đoạn 1970 – 1986. 10
    3.2.3. Giai đoạn từ 1987 đến nay. 11
    3.3. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở địa phương. 12
    PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    1. Nội dung nghiên cứu. 13
    1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất. 13
    1.2 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã. 13
    1.3. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất. 13
    1.4. Xác định phương hướng phát triển kinh tế xã hội và phương hướng sử dụng đất đến năm 2020. 13
    1.5. Quy hoạch sử dụng đất theo các mục đích sử dụng. 13
    1.6. Lập kế hoạch sử dụng đất. 13
    1.7. Đánh giá hiệu quả phương án quy hoạch. 14
    1.8. Đề xuất các giải pháp để thực hiện phương án quy hoạch. 14
    2. Phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất. 14
    2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu. 14
    2.2. Phương pháp xử lý số liệu. 14
    2.3. Phương pháp minh họa trên bản đồ. 14
    2.4. Phương pháp phân tích dự báo. 14
    2.5. Phương pháp chuyên gia. 14
    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
    I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI. 15
    1.2.3. Tài nguyên rừng 17
    2.5.1. Giao thông 24
    2.5.2. Thuỷ lợi 24
    2.5.3. Giáo dục - đào tạo 24
    2.5.4. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân 24
    2.5.5. Văn hoá, thể dục – thể thao 24
    3.1. Thuận lợi 25
    3.2. Khó khăn 26
    II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 26
    1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 26
    1. 1. Tổ chức thực hiện các bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai 26
    1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập Bản đồ hành chính 26
    1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Bản đồ quy hoạch sử dụng đất 27
    1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 27
    1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 27
    1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 27
    1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 27
    1.8. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp về đất đai 27
    2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT 28
    2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất 28
    2.1.1. Đất nông nghiệp 30
    2.1.2. Đất phi nông nghiệp 31
    2.1.3. Đất chưa sử dụng 33
    2.1.4. Đất khu dân cư nông thôn 33
    2.2. Biến động sử dụng đất thời kỳ 2000 - 2010 33
    2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất 37
    2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất 36
    2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất 37
    III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 39
    IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 41
    1. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH 42
    1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 42
    1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế 42
    1.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp 42
    1.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp 42
    1.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ 42
    1.3. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập 43
    1.4. Chỉ tiêu khu dân cư nông thôn 43
    1.5. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội 43
    2. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 44
    2.1. Quy hoạch sử dụng đất ở. 43
    2.2. Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng. 49
    2.2.1. Quy hoạch sử dụng đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp. 49
    2.2.2. Quy hoạch sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. 49
    2.2.3. Quy hoạch sử dụng đất có mục đích công cộng. 49
    2.2.4. Quy hoạch sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng. 54
    2.2.5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6,63 ha, giữ nguyên diện tích so với năm hiện trạng. 56
    2.2.6. Đất sông suối là 124,88 ha, giữ nguyên diện tích so với năm hiện trạng. 54
    2.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. 54
    2.3.1. Định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 54
    2.3.2. Phương án quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp. 56
    2.4. Quy hoạch đất chưa sử dụng. 57
    3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất. 57
    3.1. Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất. 58
    3.2. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu. 60
    3.2.1. Kế hoạch sử dụng đất 2011. 60
    3.2.2. Kế hoạch sử dụng đất 2012. 60
    3.2.3. Kế hoạch sử dụng đất 2013. 60
    3.2.4. Kế hoạch sử dụng đất 2014. 61
    3.2.5. Kế hoạch sử dụng đất 2015. 61
    3.3. Quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối. 62
    4. Hiệu quả, biện pháp và giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 63
    4.1. Hiệu quả của phương án quy hoạch. 63
    4.1.1. Hiệu quả kinh tế. 63
    4.1.2. Hiệu quả xã hội. 63
    4.1.3. Hiệu quả môi trường. 64
    4.2. biện pháp và giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 64
    4.2.1. Các biện pháp về chính sách và quản lý 64
    4.2.1.1. Về chính sách 64
    4.2.1.2. Về quản lý đất đai 65
    4.2.2. Một số giải pháp kỹ thuật 65
    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
    1. Kết luận 66
    2. Kiến nghị 66
    PHỤ LỤC CÁC PHỤ BIỂU 69

    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.Tính cấp thiết của đề tài.

    Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống.
    Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sả xuất của con người. Từ đất con người có cái để ăn, có nhà để ở, có không gian để làm việc, sản xuất và các điều kiện để nghỉ ngơi; vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại, là vốn sống của con người.
    Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hành các chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và lâu bền.
    Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường, giúp Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước phân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu ăn ở, sinh hoạt hàng ngày càng tăng, dân số phát triển ở mức cao đã gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên đất. Đề tài nhằm góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
    Trí Yên là một xã nằm ở phía đông bắc huyện Yên Dũng, tổng diện tích tự nhiên là 1.164,84ha. Những năm qua nền kinh tế của xã liên tục có sự tang trưởng, vì vậy yêu cầu sử dụng đất cho các ngành cùng phát triển nhanh bền vững càng trở lên cần thiết. Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xã Trí Yên cần tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả của đề tài không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương mà còn góp phần khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất của xã có hiệu quả cao và bền vững.
    Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự phân công của Khoa Tài Nguyên và Môi Trường – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, sự giúp đỡ của Công ty cổ phần tư vấn quy hoạch và phát triển công nghệ Á Châu, UBND xã Trí Yên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Duy Bình, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 xã Trí Yên – Huyện Yên Dũng – Tỉnh Bắc Giang”.
    2. Mục đích, yêu cầu của việc lập quy hoạch sử dụng đất.
    - Mục đích.
    + Tính toán, chuyển dịch cơ cấu các loại đất của xã Trí Yên qua các năm trong giai đoạn quy hoạch một cách hợp lý.
    + Đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân xã Trí Yên.
    + Tăng giá trị kinh tế đất, sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường.
    + Làm cơ sở để hướng dẫn các chủ sử dụng đất có hiệu quả cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
    + Giúp nhà nước quản lý quỹ đất một cách chặt chẽ và có hướng để phát triển kinh tế - xã hội xã Trí Yên cũng như trong toàn vùng.
    - Yêu cầu.
    + Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai.
    + Đảm bảo sự phát triển ổn định ở nông thôn, sử dụng đất lâu dài đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
    + Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong những năm tới trên địa bàn xã.
    + Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiện tính khoa học, tính thực tế.
    + Đảm bảo cho Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, chủ động cho người sản xuất.
    + Tính toán cơ cấu đất đai cho từng loại đất trên cơ sở điều tra, phân tích tình hình sử dụng đất, từ đó lập ra phương án chu chuyển đất đai nhằm sử dụng hiệu quả các loại đất và các tài nguyên khác trên cơ sở không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...