Thạc Sĩ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm miền trung

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Đất đai - nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, địa bàn phân bố và nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh và quốc phòng, giới hạn về diện tích, hình thể nhưng mức độ sản xuất lại phụ thuộc vào sự đầu tư, hướng khai thác sử dụng của con người.
    Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 18) quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật Đất đai hiện hành quy định: “Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất” là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
    Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan môi trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
    Một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là có những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ đã lựa chọn một số tỉnh, thành phố để hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước.
    Theo hướng đó, ngay từ cuối năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT), bao gồm 4 tỉnh, thành phố là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đến nay quy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 tại Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng, thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
    Để đáp ứng các mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành Trung ương tiến hành lập quy hoạch đồng bộ theo từng ngành, từng lĩnh vực, trong đó việc phân bổ bố trí quỹ đất cho các mục đích sử dụng giữ vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất của vùng. Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng KTTĐMT với đối tượng nghiên cứu bao gồm toàn bộ quỹ đất đai theo địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐMT theo phương pháp:
    1). Trên cơ sở các kết quả về:
    - Đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất, tiềm năng đất đai của vùng và các tỉnh, thành phố trong vùng.
    - Dự báo dân số của vùng và các tỉnh, thành phố trong vùng đến năm 2020.
    - Chiến lược, quy hoạch phát triển một số ngành, lĩnh vực (nông, lâm nghiệp, thủy sản; đô thị, giao thông, thủy lợi) của cả nước đến năm 2020.
    - Định mức sử dụng đất đối với các lĩnh vực: y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục - thể thao.
    - Mối quan hệ về sự chuyển dịch giữa nguồn vốn đầu tư toàn xã hội - tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ với sự chuyển dịch diện tích đất qua các giai đoạn 2001 - 2005, 2006 - 2010, 2001 - 2010 cũng như quy luật biến động sử dụng đất trong thời kỳ 1996 - 2005 .
    2). Từ đó tính toán, tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực đến năm 2010 và 2020.
    3). Sau khi đối soát với kết quả điều tra thực tiễn và khả năng đáp ứng từ quỹ đất đai, tiến hành cân đối giữa các mục đích sử dụng, đề xuất các chỉ tiêu định hướng, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và 2020, trong đó:
    - Cơ bản đảm bảo quỹ đất cho các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh trong vùng đã được Chính phủ phê duyệt.
    - Có sự điều chỉnh một số loại đất đạt tiêu chuẩn đối với các tỉnh dự báo thấp hơn so với định mức cũng như cân đối phù hợp với các chỉ tiêu sử dụng đất của vùng được tổng hợp từ các tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước đã được Quốc hội phê duyệt.
    - Có tính đến mối quan hệ, tính liên kết trong toàn vùng, liên vùng đối với một số lĩnh vực như: các khu kinh tế (Chân Mây - Lăng Cô - Chu Lai - Dung Quất - Nhơn Hội), các khu đô thị, trung tâm thương mại (Huế - Đà Nẵng - Vạn Tường - Quy Nhơn), các khu du lịch (Cố đô Huế - Chân Mây - Lăng Cô - Mỹ Khê - Non Nước - Hội An - Mỹ Sơn - Sa Huỳnh - Quy Nhơn)
    Trong quá trình nghiên cứu, ngoài việc tuân thủ các quy định theo Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới Luật (như Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường .),


    MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU​ 1​ Phần 1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
    5​ I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
    5​ 1. Điều kiện tự nhiên
    5​ 2. Các nguồn tài nguyên
    8​ 3. Khái quát cảnh quan, môi trường
    15​ 4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
    17​ II. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
    18​ 1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế
    18​ 2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
    20​ 3. Dân số, lao động và việc làm
    28​ 4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
    30​ 5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
    33​ 6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất
    38​ Phần 2 - TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
    41​ I. Tình hình quản lý đất đai
    41​ II. Hiện trạng và biến động trong sử dụng đất
    49​ 1. Hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất
    49​ 2. Đánh giá chung về hiệu quả và những tồn tại trong sử dụng đất
    62​ III. Tiềm năng đất đai
    64​ 1. Khái quát chung về tiềm năng đất đai
    64​ 2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành
    65​ Phần 3 - ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010
    73​ I. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
    73​ 1. Phương hướng, mục tiêu tổng quát
    73​ 2. Phương hướng, mục tiêu cụ thể
    73​ II. Các quan điểm khai thác sử dụng đất
    74​ III. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020
    77​ 1. Dự báo dân số đến năm 2010 và năm 2020
    77​ 2. Định hướng phát triển các công trình trọng điểm mang ý nghĩa kết nối toàn vùng, liên vùng và hội nhập quốc tế
    77​ 3. Định hướng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
    83​ IV. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
    100​ 1. Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất đến năm 2010
    100​ 2. Các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
    101​ 3. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (theo phương án chọn)
    107​ 4. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai giai đoạn 2006 - 2010
    135​ 5. Đánh giá môi trường chiến lược của phương án quy hoạch sử dụng đất
    136​ V. Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
    141​ 1. Giải pháp về cơ chế chính sách
    141​ 2. Giải pháp về cơ chế chỉ đạo điều hành, phối hợp trong phát triển vùng
    142​ 3. Giải pháp về tài chính
    143​ 4. Giải pháp về nguồn nhân lực
    145​ 5.Giải pháp về xã hội
    145​ 6. Giải pháp phát triển thị trường
    147​ 7. Giải pháp về kỹ thuật địa chính và phát triển thị trường bất động sản
    147​ 8. Giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ
    148​ 9. Giải pháp về môi trường
    149​ 10. Giải pháp tổ chức thực hiện
    150​ 11. Biện pháp kiểm tra, giám sát thực hiện
    151​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...