Luận Văn Quy hoạch sử dụng đất của xã Điêu Lương - huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1/ Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam là một nước nhiệt đới và là một quốc gia có “rừng vàng biển bạc”. Nhưng nói “rừng vàng biển bạc” là không phải chúng ta chỉ khai thác nó mà không cải tạo bảo vệ nó. Cứ như thế thì “rừng vàng biển bạc” của chúng ta cũng sẽ không còn. Đất đai cũng như vậy. Đất đai là phạm vi không gian, như một vật mang giá trị theo ý niệm của con người. Đất đai là phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất như khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, nước mặt, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại.
    Đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên đất đai có vị trí cố định, chúng ta không thể di chuyển đất đai theo ý muốn. Chính vị trí cố định này đã quyết định tính chất vật lý, hoá học, sinh thái của đất đai. Tính cố định của đất đai yêu cầu con người sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và phát huy hết tiềm năng của đất đai. Ngoài ra, đất có diện tích giới hạn mà quỹ đất dùng vào các mục đích khác nhau thì ngày càng trở lên khan hiếm do nhu cầu càng cao về đất đai của việc đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nhà ở để đáp ứng dân số ngày càng tăng. Do đó việc sử dụng đất như thế nào cho tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề lớn trong xã hội hiện nay.
    Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, nhất là trong nông nghiệp. Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc nhiều vào độ phì của đất. Đất tham gia vào quá trình sản xuất, cung cấp nước, không khí, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường. Chính vì vậy cần phải sử dụng đất một cách triệt để nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
    Do vậy mà nhà nước ta đã có những biện pháp để sử dụng đất, tại điều 18 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo dúng mục đích, có hiệu quả” (Đoàn Công Quỳ, 2006). Quy hoạch đất có vai trò quan trọng, nó tạo ra những điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Quy hoạch đất đai có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lại nền sản xuất nông nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản, khu dân cư, các công trình văn hoá, phúc lợi một cách hợp lý hơn. Nó giúp cho việc quản lý nhà nước về đất đai được dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Nói tóm lại, ngày nay chúng ta phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai để đáp ứng nhu cầu cần thiết của phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nhằm sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả bảo vệ môi trường, để tổ chức sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất khác một cách hợp lý.
    Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp xã nhằm xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và đầu tư phát triển kinh tế, giữ vững trật tự an ninh, an toàn xã hội, đồng thời rút ra một số chỉ tiêu, định mức sử dụng đất đối với từng đối tượng sử dụng đất. Tăng thu nhập tạo sự phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã theo định hướng công nghiệp hoá.
    Đối với xã Điêu Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng trung du Bắc Bộ với địa hình chủ yếu là đồi núi gây khó khăn cho việc quy hoạch, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ là rất thấp. Để phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thì việc lập quy hoạch sử dụng đất là rất quan trọng.
    Với những lý do trên việc xây dựng phương án “Quy hoạch sử dụng đất của xã Điêu Lương - huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ” là rất cần thiết.




    1.2/ Mục đích, yêu cầu của đề tài
    1.2.1/ Mục đích

    - Tạo ra cơ cấu sử dụng đất hợp lý nhất, tạo điều kiện sử dụng các loại đất và các tài nguyên thiên nhiên của xã đầy đủ hợp lý về diện tích, về địa điểm phân bố, về thành phần và chất lượng đất đai đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
    - Khai thác một cách có hiệu quả mọi nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, lao động, cơ sở vật chất, vốn kinh nghiệm sản xuất để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã, góp phần tăng thu nhập cho mọi tầng lớp dân cư, xoá đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm để ổn định xã hội, nâng cao dân trí, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp cho sự phát triển nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đó là một việc làm để cho chủ trương đường lối chính sách của Đảng được thực hiện.
    1.2.2/ Yêu cầu
    - Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của tất cả cácư ngành để phát triển toàn diện và hài hoà nhất.
    - Phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.
    - Đảm bảo tính kế thừa.
    - Có cơ sở khoa học và cơ sở thực tế.
    - Đảm bảo sự hợp tác với các địa phương khác.
    - Đảm bảo hiệu quả kinh tế.




    MỤC LỤC

    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    1.1/ Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2/ Mục đích, yêu cầu của đề tài 3
    1.2.1/ Mục đích 3
    1.2.2/ Yêu cầu 3
    PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 4
    2.1/ Cơ sở lý luận. 4
    2.1.1/ Khái niệm và phân loại quy hoạch sử dụng đất. 4
    2.1.2/ Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất 5
    2.1.3/ Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác, với quản lý nhà nước. 6
    2.1.4/ Nội dung của quy hoạch sử dụng đất 7
    2.1.5/ Trình tự của quy hoạch sử dụng đất. 8
    2.2/ Cơ sở pháp lý. 9
    2.3/ Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở nước ta. 10
    2.3.1/ Thời kỳ 1975 - 1978 10
    2.3.2/ Thời kỳ 1981 - 1986 11
    2.3.3/ Thời kỳ 1987 đến trước khi có luật đất đai 1993. 11
    2.3.4/ Thời kỳ 1993 đến trước khi có luật đất đai 2003. 12
    2.3.5/ Thời kỳ ban hành Luật đất đai 2003 đến nay. 12
    2.4/ Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp xã. 15
    PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    3.1/ Nội dung nghiên cứu 17
    3.2/ Phương pháp nghiên cứu. 18
    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
    4.1/ Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 20
    4.1.1/ Điều kiện tự nhiên. 20
    4.1.2/ Điều kiện kinh tế - xã hội. 23
    4.1.3/ Đánh giá chung 31
    4.2/ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai. 31
    4.2.1/ Hiện trạng sử dụng đất. 32
    4.2.2/ Biến động đất đai của xã Điêu Lương qua một số năm. 34
    4.2.3/ Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai, biến động đất đai. 35
    4.3/ Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phương hướng sử sụng đất. 36
    4.3.1/ Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. 36
    4.3.2/ Định hướng sử dụng đất. 37
    4.4/ Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. 38
    4.4.3/ Quy hoạch đất nông nghiệp 44
    4.4.4/ Quy hoạch đất chưa sử dụng. 44
    4.4.5/ Chu chuyển và cân đối đất đai. 45
    4.5/ Xây dựng kế hoạch sử dụng đất. 46
    4.5.1/ Kế hoạch sử dụng đất năm 2008. 46
    4.5.2/ Kế hoạch sử dụng đất năm 2009. 46
    4.5.3/ Kế hoạch sử dụng đất năm 2010. 47
    4.5.4/ Kế hoạch sử dụng đất năm 2010 – 2015. 47
    4.6/ Hiệu quả và giải pháp của phương án quy hoạch. 48
    4.6.1/ Hiệu quả của phương án quy hoạch. 48
    4.6.2/ Biện pháp thực hiện phương án quy hoạch. 49
    PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51
    5.1/ Kết luận. 51
    5.2/ Kiến nghị. 51


    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Đoàn Công Quỳ. 2006. Quy hoạch sử dụng đất. Nhà xuất bản nông nghiệp.
    2. Nghị định 92/2002/NĐ_CP ngày 01/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
    3. Luật đất đai 2003. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 2004.
    4. Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật đất đai.
    5. Thông tư 30/2004/TT_BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    6. Báo Đảng cộng sản VIệt Nam.
    7. Báo điện tử Vietnamnet.
    8. www.google.com.vn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...