Luận Văn Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2022 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến năm 2012 của xã Minh

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Để khẳng định tầm quan trọng của đất đai Các Mác nói: "Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất". Trên cơ sở đó chúng ta đã xác định: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đó là tự liệu sản xuất đặc biệt trong ngành sản xuất công- nông- lâm nghiệp. Đất đai vừa là công cụ lao động vừa là đối tượng lao động. Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng và là địa bàn sản xuất của người nông dân. Chính vì thế mà đất đai là tài nguyên không thể thay thế được.
    Trong quá trình phát triển của lịch sử, trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn biết bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ được vốn đất đai cho đến ngày nay. Đó là kết quả của quá trình đấu tranh, dựng nước và giữ nước. Ngay sau khi giành được độc lập và chủ quyền của dân tộc, nước ta đã có một thời xây dựng và phục hồi kinh tế nhưng trong giai đoạn đó nền kinh tế vẫn chuyển dịch rất chậm. Hàng loạt các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh lúc đó ta chưa tìm ra một cách giải quyềt có hiệu quả. Đặc biệt trong vấn đề quản lý và sử dụng đất đối với một nước đang phát triển. Điều này được chứng minh trên thực tiễn trong những năm thập niên 80. Trong khi đó hiện nay tình hình thế giới có sự phân cực rõ về kinh tế giữa các nước. Thì vấn đề đặt ra cho các nước phát triển nói chung và nước ta nói riêng là làm thế nào để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, đuổi kịp các nước phát triển. Để đạt được điều đó thì nước ta đã và đang bắt tay vào xây dựng và đổi mới đất nước, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ.
    Việt Nam là một nước đang phát triển, có cơ sở hạ tầng thấp kém, phần lớn dân cư sống bằng nghề nông. Theo thống kê năm 1995 tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp chiếm 29%. Nông dân vẫn chiếm 80% dân số cả nước. Như vậy nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân cả về giá trị sản lượng cả về lực lượng lao động. Vì thế để tăng năng suất sức sản xuất nông nghiệp chúng ta cần có một chính sách đất đai hợp lý tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa từ khi nước ta thực hiện cơ chế mở cửa, thu hút vốn đâu tư trong và nước ngoài thì nhu cầu về đất đai càng trở thành vấn đề cấp thiết. Ngoài ra các hoạt động trên đất cũng đem lại nguồn thu rất đáng kể cho nhà nước. Như vậy với những chính sách và việc quy hoạch hợp lý của nhà nước sẽ đem lại những hiệu quả tích cực ở những mặt sau:
    - Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
    - Tăng sản lượng kinh tế nông nghiệp, đổi mới bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sông của nông dân, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia.
    - Bảo vệ môi trường đất và môi trường sinh thái.
    - Quy hoạch hợp lý cho khu công nghiệp và kiểm soát quá trình đô thị hoá
    -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất hợp lý.
    - Xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
    Do đó để ngày càng phát huy tốt tiềm năng đất đai trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì hiện nay Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm tới việc quản lý và sử dụng đất. Nước ta với tổng diện tích tự nhiên là 33.108.218 ha, đứng thứ 160 trên thế giới và thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Bình quân trên đầu người nước ta khoảng 0.45 ha trên 1 người, thuộc loaị thấp của thế giới và khu vực (theo tài liệu bổ sung cán bộ địa chính cấp cơ sở năm 1999).
    Như vậy nước ta là một nước đất chật người đông. Trong những năm tới sự bùng nổ của việc gia tăng dân số thêm vào đó là các quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá sẽ gây nên sự biến động lớn cho quá trình sử dụng đất. Nó gây ra sức ép lớn cho đất nông nghiệp, làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt là làm cho diện tích này thay đổi liên tục, không ổn định gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Quá trình đô thị hoá không theo quy hoạch đang diễn ra hàng ngày là nguyên nhân làm mất đất nông nghiệp, điều này làm cho một bộ phận không nhỏ nông dân không có đất để sản xuất. Hơn nữa do nhiều đặc điểm của quá trình sử dụng đất trước đây đã làm cho các thửa đất bị chia cắt nhỏ. Toàn quốc có hơn 80 triệu người trong khi đó có hơn 100 triệu thửa đất. Đây là hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam ảnh hưởng đến cấu trúc hệ thống quản lý đất đai và hình thành các chính sách đất đai trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Qua các yếu tố nêu trên cho thấy: Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
    Đất đai có vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội, quyết định đến sự tồn tại của con người và tham gia vào mọi hoạt động trong nền kinh tế. Hơn nữa đất đai thuộc nhóm tài nguyên hạn chế (không thể mở rộng về diện tích) nhưng đất đai có khả năng tái tạo nếu được sử dụng hợp lý. Do đó đất đai phải được sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả nhất. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, với áp lực dân số, kinh tế thị trường đã chi phối mạnh mẽ đến đất đai, vấn đề này đã trở thành một đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản lý đất đai nói chung và công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nói riêng. Nhiệm vụ này được Nhà nước hết sức coi trọng đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, mở cửa phát triển kinh tế và được thể hiện tại Điều 18 Chương II của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
    Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của Nhà nước. Nó mang tính tổng quát và bao trùm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều đối tượng sử dụng đất của các mục đích khác nhau.
    Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước làm cơ sở cho các ngành tiến hành quy hoạch ngành mình. Như vậy mới khắc phục được những tồn tại như sự chồng chéo lên nhau giữa các ngành, gây lãng phí đất đai tiền của, huỷ hoại đất phá vỡ môi trường, kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội.
    Nhận thấy được tầm quan trọng đó của việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Được sự chỉ đạo của UBND huyện Vụ Bản, cùng sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyên Vụ Bản. UBND xã Minh Thuận đã tiến hành xây dựng: Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2022 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến năm 2012 của xã Minh Thuận”.
    * Những căn cứ pháp lý và cơ sử lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Minh Thuận:
    - Luật Đất đai ngày 26/11/2003
    - Nghị định 181/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003
    - Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    - Quyết định 04/2006/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp
    - Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định đến năm 2012 định hướng 2022
    - Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2012 và định hướng đến năm 2022 huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định
    - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2009 – 2022 huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định.
    - Định hướng phát triển và sử dụng đất đến năm 2022 của các ngành trên địa bàn huyện
    - Định hướng phát triển và nhu cầu sử dụng đất của các ngành đến năm 2017 trên địa bàn xã.
    - Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng bộ xã Minh Thuận nhiệm kỳ 2007 – 2011
    - Số liệu thống kê đất đai năm 2007 xã Minh Thuận
    * Mục đích của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Minh Thuận
    - Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai để có kế hoạch, phương án đầu tư sử dụng hợp lý các loại đất theo các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội
    - Làm cơ sử để phục vụ công tác quản lý đất đai trong toàn xã theo quy định của pháp luật, bảo vệ tài nguyên, cải tạo môi trường sinh thái nhằm phát triển và sử dụng đất bền vững
    Báo cáo tổng hợp "Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2022 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến năm 2012 củ xã Minh Thuận" ngoài phần đặt vấn đề và kế luận, bao gồm các nội dung chính sau:
    Phần I: Tình hình cơ bản của địa phương
    Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất
    Phần III: Phương án quy hoạch sử dụng đất đai
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...