Luận Văn Quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại xã Ninh Sơn - Việt Yên - tỉnh Bắc Giang

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT
    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI
    I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
    I. 1 Điều kiện tự nhiên
    I. 1. 1. Vị trí địa lý
    Xã Ninh Sơn nằm ở phía tây Nam của huyện Việt Yên, có diện tích tự nhiên 810, 35ha, chiếm 4, 57% diện tích tự nhiên của huyện, bao gồm 7 thôn.
    - Phía Bắc giáp xã Trung Sơn.
    - Phía Đông giáp xã Quảng Minh và Quang Châu.
    - Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh.
    - Phía Tây giáp xã Tiên Sơn.
    Trên địa bàn xã không có các tuyến đường lớn chạy qua nhưng với vị trí địa lý tiếp giáp với huyện Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) và thị trấn Bích Động khoản 5km, Ninh Sơn có điều kiện tương đối thuận lơị trong giao lưu phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội với các xã, thị trấn trong huyện và với bên ngoài.
    I. 1. 2. Địa hình, địa mạo.
    Là xà trung du, địa hình Ninh Sơn có 2 dạng chính:
    - Địa hình đồi núi thấp: Phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam của xã, độ cao bình quân từ 15- 125m so với mự nước biển, độ dốc bình quân khoảng 15độ
    - Địa hình bồn địa: Là dạng địa hình chủ yếu của xã, địa hình tương đối thuận lợi, độ cac từ 15- 20m so với mặt nước biển, tạo nên các cánh đồng trồng lúa, màu của xã và sử dụng làm đất ở.
    Nhìn chung địa hinh của xã thuận lợi cho tưới tiêu, phát triển ản xuất nông nhgiệp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầngvà nhà ở của nhân dân.
    I. 1. 3. Khí hậu.
    Ninh Sơn mang đầy đủ đặc trưng khí hậu nhiệt đói gió mùa của vùng Đông Bắc Bắc Bộ với 2 mùa rõ rệt:Mùa nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa chiếm 85%, nhiều nhất vào các tháng7, 8. Mùa




    Đông lạnh, khô, ít mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu Ninh Sơn có những đặc trưng cơ bản sau:
    - Nhiệt độ trung bình năm 230C, nhiệt độ tối cao là 35oC, nhiệt độ tối thấp là 130C. Biên độ nhiệt biến động hàng năm là 7- 80C.
    - Lượng mưa trung bình năm 1500- 1600mm, lượng mưa tháng lớn nhất là 700mm, tháng thấp nhất là 15- 20mm.
    - Độ ẩm không khí trung bình năm là 81%
    - Có hai hướng gió chính là Đông Bắc và Đông Nam.
    Với nền nhiệt độ không cao, lượng mưa lớn, khío hậu thời tiết ninh sơn tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, cùng với các yếu tố nguồn nươc vào thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng năng xuất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
    I. 1. 4 Thuỷ văn.
    Trên địa bàn xã có sông cầu, có tổng chiều dài khoảng 4, 8km, cùng nvới hàng loạt hệ thống kênh mương lớn nhỏ khác. Với hệ thống sông ngòi hiện tại Ninh Sơn có trữ lượng nước khá lớn, đáp ứng được nhu cầu nguồn nước tưới và lượng phù sa cho các cánh đồng trong xã.
    I. 2. Các nguồn tài nguyên.
    I. 2. 1. Tài nguyên đất.
    Đất Ninh Sơn gồm 3 loại chính sau:
    - Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) chiếm diện tích chủ yếu của xã nằm ở các địa hình vàn thấp, đất có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ giàu mùn, pHkcl =6, 0- 6, 5, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá. Đất này được hình thành do chế dộ lũ của sông Cỗu tạo nên. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa, màu và cây công nghiệp hàng năm.
    - Đất bạc màu trên phù sa cổ (B), đát được hình thành tren mẫu chất phù sa cổ ở địa hình cao thoát nước. Đất có phản ứng chua (pHkcl=4, 5- 5), lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo đến rất nghèo, kali tổng số khá, thành phần cơ giới cát


    pha thịt nhẹ. Loại đất này hầu hét là nằm trên chân vàn, tuy nghèo lân, mùn, đạm song khá giàu kali, tơi xốp thoaqts nước tót thích hợp với các loại cay có củ như khoai lang, khoai tây, lạc .
    - Đất vàng nhát trên đá cát (Fq), có diẹn tích không đáng kể, tầng đất mịn mỏng chiếm 53% diên tích loại đất này, hàm lượng mùn, đạm tổng số, lân tổng số và lân dẽ tiêu nghèo, kali tổng số khá nhưng kali dễ tiêu rất nghèo.
    Nhìn chung đất đai cũng có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu và cây lâu năm, thích hợp với nhiều loại cây, ứng dụng nhiều mô hình nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.
    I. 2. 2. Tài nguyên nước.
    + Nước mặt: nguồn nước của xã chủ yếu khai thác
    sử dụng từ sông Cỗu, kênh mương, ao, hồ trên địa bàn. Nhìn chung trữ lượng nước khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn và sinh hoạt của nhân dân.
    +Nước ngầm: Xã chưa có điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầmở độ sâukhoảng 15- 20m khá phong phú, có chất lượng tương đối tốt.
    I. 2. 3. Tài nguyên khoáng sản.
    Đã có một số cuộc điều tra, khảo sát địa chất, nghiên cứu tài nguyên khoáng sản trên địabàn xã, song chưa phát hiện được loại tài nguyen khoáng sản nào.
    I. 2. 4. Tài nguyên nhân văn.
    Năm 2006 dân số Ninh Sơn có 7427 người, gồm hai dân tộc Kinh, Tày, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, nhân dân trong xã có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đã đóng góp nhiều sức người sưc của cùng nhân dân cả nước giành những thắng lợi vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mý. Toàn xã có hàng trăm hộ gia đình có công với cách mạng, có một bà mẹ Việt Nam anh hùng.



    Trong công cuộc xây dựngvà phát triển đất nước, nhân dân Ninh Sơn luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, trong những Nam gần đây, được sự quan tâm của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, lãnh đạo và nhân dân xã Ninh Sơn đã cùng nhau vượt khó đi lên, bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hoá và giữ vững trật tự an ninh xã hội được tỉnh, huyện tặng nhiều băng khen, giấy khen về công tác thi đua trong thời kì đổi mới.
    Tiếp nối truyên thống cần cù trong lao động, truớc những thời cơ mới chắc chắn xã Ninh Sơn sẽ có bước phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn tới.
    I. 3. Cảnh quan môi trường.
    Ninh Sơn là một xã thuộc vùng trung duBắc Bộ với cộng đồng dân cư hình thành, tồn tại và phát triển bền vững từ lâu đời. Các xóm, làng, các công trình kiến trúc và đồng ruộng phân bố hài hoà tạo nên bức tranh quê hương tươi đẹp. Trên địa bàn xã quá trình công nghiệp hoá- đô thị hoá diễn ra còn chậm nên ô nhiễm môi trường do tác động của công nghiệp chưa lớn. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác sử dụng đất đai và tập quán sinh hoạt của người dân chưa hợp lý gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
    Để đạt được sự bền vững trong tương lai, cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái: Có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống lạc hậu, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn, xóm, đồng thời trong quy hoạch cần bố trí quỹ đất hợp lý đáp ứng mục tiêu này.
    I. 4. Nhận xét chung.
    Nhìn chung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường của xã thuận lợi cho việc phát triển kinh tế –xã hội.
    Vị trí tương đối thuận lợi cho giaolưu và phát triển với các xã trong huyện, tronh tỉnh và các địa phương khác trong vùng.
    Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp.

    Tuy nhiên, cũng có những hạn chế nhất địnhnhư: Không có nhiều nghề thủ công nghiệp và sức hấp dẫn thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ còn thấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...