Luận Văn Quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại xã Ngọc Châu- huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU




    Trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước như hiện nay thì vấn đề về đất đai là khâu quan trọng nhất có thể đưa đất nước tiến kịp thời đại. Một đất nước phát triển không chỉ có đủ điều kiện khoa học, kỹ thuật công nghệ phát triển mà đất đai là yếu tố rất lớn cho sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong mọi thời đại đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người là điều kiện để hình thành, tồn tại và phát triển của mọi loài sinh vật trên trái đất. C Mác cũng đã từng viết: "Đất là tài sản mãi mãi vời loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu để sản xuất là tư liệu cơ bản trong nông, lâm nghiệp.
    Như vậy, Đất đai nước ta không chỉ là một tặng vật quý giá được thiên nhiên ban tặng mà nó còn có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Đất đai có được như ngày hôm nay là do biết bao thế hệ chia anh đã tốn bao công sức, đổ mồ hôi, xương máu mới có được. Vì vậy Đất đai ở Việt Nam được coi là tài sản chung của quốc gia. Điều nay đã được luật Đất đai năm 2003 ghi nhận: “Đất đai thuộc sở hữu toan dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
    Để đảm bảo việc thực hiện quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất, mà đo đạc và quản lý Đất đai ra đời và phát triển không ngừng, trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật. Từ sau khi đất nước thống nhất 30/4/1975, Tổ quốc đã bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì thế, chính sách quản lý và sử dụng Đất đai rất được Đảng và nhà nước quan tâm. Nó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết nhân dân.
    Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, công tác xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ những công trình cơ sơ vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, đồng thời với xây dựng là quá trình phát triển ngày càng nhiều các công trình giao thông, thuỷ lợi trên cả ba miền của Tổ Quốc để bắt kịp tiến độ của quá trình CNH - HĐH của đất nước.
    * Mục tiêu ý nghĩa của việc thực tập nghề nghiệp.
    Là một sinh viên chuyên ngành quản lý đất đai- Trường ĐH Nông Lâm đã tiếp thu và trang bị những kiến thức cơ bản của thầy cô giáo, để củng cố thêm một phần lý thuyết chúng em còn được tham gia các buổi thực hành, thực tập tại trường. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì không đủ mà còn phải có vốn kiến thứ, tay nghề, kinh nghiệm vững chắc đó là hành trang tiếp bước vào đời cho chúng em sau này. Thực hiện đường lối chủ chương của Đảng và chính sách của nhà nước trong đào tạo đó là" Học đi đôi với hành, lý thuyết đi với thực hành".
    Nhận biết và nắm được vai trò cũng như tâm quan trọng của việc đưa sinh viên đi thực tập, thực tế ở địa phương là một khâu vô cùng quan trọng, có ý nghĩa to lớn, ngoài việc sinh viên có dịp rèn luyện kiến thức của mình đã được học và áp dụng trong thực tế mà còn làm cho sinh viên làm quen và tiếp xúc với công việc, với những tình huống thực tế để sau nay không cảm thấy bỡ ngỡ khi ra trường, đi công tác.
    Ngoài thời gian học này còn giúp mỗi chúng ta thới gian tu dưỡng rèn luyện bản thân trở thành những người các bộ giúp ích cho xã hội, tạo cơ hội cho chúng em được giao lưu học hỏi kinh nghiệm thực tể ở địa phương làm cho mối quan hệ đó ngày càng tốt đẹp hơn

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NGỌC CHÂU 3
    I- Điều kiên tự nhiên của xã ngọc châu 3
    I.1. Vị trí địa lý 3
    I.2 Điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu thời tiết, cảnh quan, môi trường, chế độ thủy văn và hệ thống thủy văn . 3
    I.2.1. Địa hình địa mạo 3
    I.2.2. Khí hậu 3
    I.2.3. Tính chất đất đai. 4
    I.2.4. Thuỷ văn 6
    I.2.5. Tài nguyên nhân văn 6
    I.2.6. Thực trạng môi trường 6
    II. Điều kiện kinh tế xã hội 6
    II.1 Dân số và lao động 6
    II.1.1 Dân số 6
    II.1.2 Lao động 6
    II.2. Tình hình thu nhập của nhân dân 7
    II.3. Các ngành nghề chính 7
    II.3.1 Ngành nông nghiệp 7
    II.3.1.1 Tình hình phát triển trồng trọt: 7
    II.3.1.2 Chăn nuôi: 8
    II.3.2 Ngành tiểu thủ công nghiệp 8
    II.3.3 Ngành kinh tề dịch vụ 8
    II.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 9
    II.4.1 Giao thông vận tải 9
    II.4.2 Thuỷ lợi 9
    II.4.3. Xây dựng cơ bản 9
    II.4.4 Năng lượng 10
    II.4.5 Bưu chính viễn thông 10
    II.4.6 Công tác giáo dục- đào tạo 10
    II.4.7 Công tác y tế 11
    II.4.8 Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao: 11
    II.4.9 Quốc phòng an ninh 11
    II.4.9.1 Tình hình hoạt động của xã đội 11
    II.4.9.2 Lực lượng công an 11
    PHẦN II CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 12
    I Đặt vấn đề của đề tài 12
    II.Tính cấp thiết của đề tài. 13III. Mục đích nghiên cứu. 14
    IV. Kết quả nghiên cứu 14
    IV.1. Một số nguyên tắc cơ bản trong công tác đăng ký đất đai 14
    IV.2 Nội dung trình tự đăng ký đất ban đầu, xét cấp GCNQSDĐ 15
    IV.3. Nội dung, trình tự đăng ký biến động đất đai, xét cấp GCNQSDĐ trong trường hợp có biến động. 16
    IV.4. Phương pháp nghiên cứu. 17
    IV.4.1. Chỉnh lý bản đồ địa chính 18
    IV.4.2 Nội dung các bước tiến hành công việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông thôn. 20
    PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 25
    I. Kết luận. 25
    II. kiến nghị 25
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...