Tài liệu Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010

    Lời nói đầu

    Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 của Đảng, nền kinh tế Việt nam đă có một bước ngoặt lớn trong quá tŕnh phát triển. Từ một nền kinh tế khép kín tự cung, tự cấp nền kinh tế nước ta đă bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lư của Nhà nước. Trong đó việc tiến hành phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng CNH - HĐH được xem là một khâu quan trọng nhất để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Để hoàn thành mục tiêu CNH - HĐH đ̣i hỏi phải có một nguồn vốn ban đầu rất lớn. Trong khi đó nông nghiệp được coi là giữ vai tṛ rất quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Bởi v́ nông nghiệp là ngành có thể cung cấp một nguồn vốn ban đầu rất lớn và quan trọng cho phát triển kinh tế, có ư nghĩa là nguồn vốn ban đầu cho quá tŕnh công nghiệp hoá. Đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt nam th́ vai tṛ của nông nghiệp lại càng có ư nghĩa trong quá tŕnh CNH - HĐH nền kinh tế đất nước. V́ vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn được coi là công việc bức thiết hàng đầu trong quá tŕnh phát triển nền kinh tế nước ta.
    Để phát triển ngành nông nghiệp có hiệu quả th́ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng là một khâu rất quan trọng và có ư nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Hiện nay, tuy sản phẩm nông nghiệp của nước ta trên thị trường đă khá phong phú và đa dạng nhưng c̣n có rất nhiều những cây trồng chưa được chúng ta khai thác hết trong đó điển h́nh là cây bông- loại cây mang lại hiệu quả kinh tế khá cao đồng thời cũng tương đối phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta. Trong khi đó, sản phẩm bông trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu của các nhà sản xuất trong nước, thực tế mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu c̣n lại chúng ta phải nhập khẩu. Dự tính nhu cầu bông xơ của nước ta năm 2005 khoảng 80 ngàn tấn, năm 2010 khoảng 120 ngàn tấn. Nếu tính thêm nhu cầu gia công hàng dệt may xuất khẩu th́ yêu cầu nhập khẩu bông xơ c̣n lớn hơn nhiêù. Do vậy việc trồng bông sẽ tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác, tạo ra việc làm tăng thu nhập cho hộ nông dân. Việc phát triển trồng bông góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng phá thế độc canh cây lúa, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nông nghịp, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững hơn trong cơ chế thị trường. Chính v́ tính chất quan trọng của nó đồng thời qua những kiến thức thu được trong quá tŕnh thực tập tại Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT em chọn đề tài Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010 cho Chuyên đề thực tập của ḿnh.
    Chuyên đề gồm các nội dung sau:
    Chương I: Lư luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xă hội, về quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh.
    Chương II: Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển cây bông trên cả nước.
    Chương III: Quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông trong giai đoạn 2002- 2010.
    Trong quá tŕnh hoàn thành Chuyên đề tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, quư cơ quan nơi tôi thực tập và bạn bè. Đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng đă trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
    V́ thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế, em mong nhận được sự thông cảm và ư kiến đóng góp để em hiểu rơ vấn đề hơn
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội ngày 20 tháng 4 năm 2002.
    Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Chinh








    Chương I

    Lư luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xă hội,về quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh

    I. Khái niệm, đối tượng và vị trí của quy hoạch

    1. Các khái niệm liên quan

    1.1. Khái niệm quy hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xă hội.

    Quy hoạch là sự thể hiện việc bố trí chiến lược về mặt thời gian, không gian lănh thổ, nó xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả cao nhất trên cơ sở thực tế nguồn lực cho phép
    Quy hoạch kinh tế xă hội là một luận chứng khoa học về sự bố trí không gian các hoạch động kinh tế xă hội sẽ diễn ra trong tương lai của một quốc gia, một vùng địa phương của một ngành hoặc một lĩnh vực nào đó.
    1.2. Khái niệm quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch vùng chuyên canh.

    Quy hoạch nông nghiệp là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp nhiều nội dung hoạt dộng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xă hội và môi trường có liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các lĩnh vực hoạt động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn.
    Quy hoạch vùng chuyên canh là việc bố trí về mặt không gian và thời gian cho vùng trên cơ sở các nguồn lực thực tế của vùng để có thể hướng tới các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của vùng.
    2. Mục đích đối tượng và yêu cầu thực hiện quy hoạch

    2.1. Mục đích.

    T́m ra các phương án (hay nghệ thuật) khai thác các lợi thế so sánh, các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả chúng theo lănh thổ.
    Quy hoạch nhằm phát triển bền vững: Như là tạo ra sự cân bằng trong các mối quan hệ thuộc đời sống con người trên ba mặt: kinh tế, xă hội, văn hoá, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo trên các địa bàn sống, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong xă hội như cạnh tranh thiếu lành mạnh trong các hoạt động kinh tế, sự tranh chấp đất đai và các tài nguyên khác trên địa bàn, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm hợp lư và có hiệu quả, bảo tồn thiên nhiên và sự đa dạng sinh học.
    Tạo ra những điều kiện thuận lợi và có hiệu quả trong sự hợp tác giữa các vùng, các địa phương và cả quan hệ hợp tác quốc tế.
    2.2. Đối tượng.

    Trong những năm vừa qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn các ngành kinh tế kỹ thuật như công nghiệp, nông nghiệp thương mại, du lịch , các ngành sản phẩm như công nghiệp cơ khí, công nghiệp xi măng, công nghiệp dệt may, ngành cao su, cà phê đều được xây dựng phát triển. Đồng thời các tỉnh, thành phố cũng xây dựng quy hoạch phát triển cho lănh thổ ḿnh, thậm chí nhiều nơi c̣n xây dựng quy hoạch phát triển cho cả quận, huyện Những năm gần đây, các vùng kinh tế lớn (gồm nhiều tỉnh) cũng được nghiên cứu và xây dựng quy hoạch phát triển. Như vậy có thể nói đối tượng chủ yếu của quy hoạch phát triển kinh tế xă hội gồm: ngành, lănh thổ.
    Khi ngành là đối tượng quy hoạch th́ ngành bao gồm ngành kinh tế kỹ thuật và ngành kinh tế sản phẩm (hoặc lĩnh vực kinh tế cụ thể).
    Khi lănh thổ là đối tượng quy hoạch th́ nó bao gồm các cấp lănh thổ khác nhau do yêu cầu của tổ chức kinh tế xă hội của đất nước hay một đơn vị kinh tế lănh thổ hành chính.
    2 .3. Yêu cầu xây dựng quy hoạch.

    Quy hoạch phát triển phải thể hiện được các quan điểm phát triển, thể hiện ở ba lĩnh vực: kinh tế, xă hội, và môi trường. Quy hoạch phát triển phải tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phải tổng hợp và hài hoà giữa các lĩnh vực hoạt động, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, tiến bộ xă hội, không ô nhiễm môi trường.
    Phương án quy hoạch tổng thể phát triển phải là công cụ điều tiết mọi sự đầu tư vào từng ngành, từng cấp, từng địa phương sao cho phù hợp và hữu hiệu, ngăn chặn sự tự phát, tránh chồng chéo hoặc mâu thuẫn gây lăng phí nguần lực.
    Quy hoạch phát triển kinh tế xă hội phải thự sự là một tài liệu tư vấn cho các quan điểm của chính phủ và hướng dẫn cho các cơ quan chính phủ thực hiện được chức năng quản lư kinh tế vĩ mô của ḿnh là tài liệu tham khảo và hướng dẫn cho người dân và các nhà đầu tư hiểu rơ được tiềm năng cơ hội và phương hướng phát triển kinh tế xă hội
    Quy hoạch phát triển kinh tế xă hội phải đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tiến bộ khoa học và công nghệ và phải đảm bảo phát triển bền vững, là một quá tŕnh động để có thể cập nhập và thích ứng với những thay đổi bất thường.
    Quy hoạch phát triển kinh tế xă hội cần phải đảm bảo giữa yêu cầu của sự phát triển với khả năng hiện thực, giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu phát triển ổn định, bền vững và lâu dài, sự phát triển trọng điểm và phát triển toàn diện, giữa phát triển định tính và phát triển định lượng.
    Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xă hội phải đi trước một bước, làm cơ sở nền tảng cho các quy hoạch và làm cơ sở xây dùng cho các mục tiêu, kế hoạch phát triển cho các ngành, các vùng
    3. Vai tṛ của quy hoạch phát triển kinh tế xă hội.

    Quy hoạch phát triển là một bước cụ thể hoá chiến lược về mặt không gian và nó trở thành cơ sở để dựa vào đó các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và trung hạn được xây dựng, là công cụ giúp đỡ chính phủ điều hành quản lư kinh tế vĩ mô, giúp người dân điều chỉnh các hoạt động sản xuất của ḿnh theo quy hoạch thống nhất, giúp chủ đầu tư xác định được vị trí đặt nhà máy ở đâu cho phù hợp, tiết kiệm chi phí.
    Quy hoạch làm cơ sở cho việc thiết lập các dự án phát triển kinh tế xă hội của đất nước, định tính cho việc xây dựng cơ cấu kinh tế, sử dụng tài nguyên môi trường, nguồn lực lao động, cơ sở vật chất của xă hội.
    Quy hoạch là một trong những căn cứ của việc thiết lập dự án đầu tư phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng.
     
Đang tải...