Chuyên Đề Quy hoạch phát triển nông thôn (150 trang)

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    1.1. Lý lun chung vquy hoch và quy hoch phát trin nông thôn

    Quy hoạch là quá trình tất yếu không thể thiếu, nó gắn với mọi hoạt động trong xã hội, điều đó đã được chứng minh từ xa xưa ông cha ta đã bố trí nơi ở, tổ chức sản xuất ngày càng hợp lý. đặc biệt trong giai đoạn hiện nay công tác quy hoạch có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình phát triển, nó đã được nghiên cứu sâu tới từng động thái hoạt động và được ứng dụng trong tất cả các ngành các lĩnh vực.

    Trong cuộc sống, việc nâng cao đời sống về vật chất, tinh thần và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội, tăng cường hệ thống giá trị của con người được coi là mục tiêu của sự phát triển, là cốt lõi để tạo ra sự thay đổi tốt hơn của tương lai so với hiện tại.
    để đạt được mục tiêu này không phải dễ dàng mà đòi hỏi chúng ta phải có những suy nghĩ, những ý tưởng, những tính toán về sự phát triển. Những suy nghĩ, ý tưởng này phải hợp lý, phải mang tính hệ thống tạo ra sự phát triển chung của địa phương và phải có khả năng hành động để biến thành hiện thực. Muốn những mục tiêu này thực hiện được đòi hỏi phải xen xét dưới nhiều góc độ, phải tính toán đến hiệu quả và những tổn thất nhiều mặt mà nó mang lại trên cơ sở đó lựa chọn ra phương án hợp lý nhất. Như vậy thực chất đây là sự chuyển hoá từ tư duy, ý tưởng về sự phát triển thành những hành động thực tế trong tương lai, quá trình này gọi là quy hoạch.

    Từ đó chúng ta có khái quát chung về quy hoạch “Quy hoch là quá trình lý thuyến vtư tưởng, có quan hvi tng svt, svic được hình thành và thhin qua mt quá trình hành động thc tế. Quá trình này giúp cho các nhà quy hoch tính toán và đề xut nhng hot động cthể để đạt được mc tiêu”.
    Quy hoạch là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định.

    Vùng nông thôn rộng lớn và phức tạp do đó phát triển nông thôn gồm nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Vậy quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng thể vùng nông thôn bao gồm nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường liên qua đến phát triển con người trong cộng đồng nông thôn theo tiêu chuẩn bền vững.
    đặc trưng của quy hoạch là xây dựng cho tương lai do đó phải có những mục tiêu cụ thể cần đạt tới, những mục tiêu này phải được nghiên cứu tím tòi, cân nhắc kỹ càng từ chi tiết đến tổng quát.

    1.2. S
    cn thiết ca quy hoch
    Ngày nay công tác quy hoạch được nghiên cứu kỹ và sâu hơn về động thái phát triển của mọi nhân tố, việc sử dụng nguồn lực và hệ quả của nó từ đó đưa ra chương trình, giải


    pháp để đáp ứng được nhu cầu xã hội. Công tác quy hoạch ngày càng có ý nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển của các ngành. Chúng ta phải làm quy hoạch vì:
    Muốn đạt được sự phát triển chúng ta không có nhiều thời gian, trong một khoảng thời gian nhất định phải đạt được mục tiêu phát triển nào đó như mục tiêu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc xa hơn.
    điều kiện thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như những yếu tố đầu vào (các nguốn lực) của mọi hoạt động xã hội đều có những hạn chế nhất định. Các nguốn lực trong thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển . và trong đời sống luôn luôn hạn chế, đòi hỏi chúng ta phải xem xét, sử dụng như thế nào để cho hiệu quả cao nhất.

    Nguồn lực: là những cái mà chúng ta cần để sử dụng cho các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu nào đó mà chúng ta cần hoặc chúng ta muốn.
    Chúng ta xem xét các nguồn lực cần thiết sử dụng trong quy hoạch phát triển nông thôn:

    a. Ngu
    n nhân lc:
    đây là yếu tố con người và tổ chức sử dụng con người trong mọi hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của sự phát triển. Con người tham gia vào các ngành sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ cho bản thân mình như trồng trọt, chăn nuôi, làm trong nhà máy, xí nghiệp Ngoài ra con người còn tham gia vào các hoạt động phục vụ xã hội như giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao . Nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần ngày càng tăng nhưng bản thân con người tự tìm cách để thảo mãn yêu cầu của mình bằng nhiều cách khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Tư duy, sức sáng tạo của con người là rất lớn, họ đã biết chế tạo ra những công cụ lao động từ thô sơ đến rất tinh xảo hiện đại hiện nay. Họ đã tìm ra những phương thức sản xuất ngày càng hiệu quả nhằm nâng cao đời sống vật chất của mình. Tuy nhiên con người cũng có nhiều hạn chế như số lượng lao động, sự phân bố không đồng đều và trình độ mới chỉ ở mức nhất định so với yêu cầu thì rất lớn.

    b. Ngu
    n lc vthiên nhiên:
    Nguồn lực thiên nhiên là những yếu tố vật chất của tự nhiên mà con người có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Các nguồn lực tự nhiên bao gồm tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, biển, khí quyển, sức gió, năng lượng mặt trời . Các loại tài nguyên trên có thể phân thành 2 nhóm: một nhóm hữu hạn như tài nguyên đất, rừng, biển, khoáng sản . và một nhóm là dài hạn như khí quyển, sức gió, năng lượng mặt trời . Tất cả các nguồn lực tự nhiên không phải là vô hạn vì vậy nếu không biết khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả thì ngày càng bị cạn kiệt, suy thoái dẫn tới sự phát triển không bền vững. Như vậy sự phát triển có quan hệ chặt chẽ với việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

    c
    . Ngun lc vvn và cơ svt cht:
    Vốn và cơ sở vật chất đó là tư liệu sản xuất, trang thiết bị trong hoạt động sản xuất và phục vụ xã hội. Với điều kiện hạn hẹp về nguồn vốn, cơ sở vật chất kém phát triển thì vấn đề kêu gọi các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài là rất cần thiết và sử dụng nguồn vốn sẵn có như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Vấn đề đầu tư cần phải được tính toán, sắp xếp hợp lý và tiết kiệm.

    Tóm lại: tất cả các nguồn lực trong xã hội không phải là vô hạn, chúng không đủ so với nhu cầu mà con người cần hoặc muốn, trong khi đó nhu cầu của con người liên tục tăng. Vì vậy chúng ta phải tìm cách khai thác sử dụng các nguồn lực như thế nào để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và không làm cạn kiện, giảm sức sản xuất của các nguồn lực đó, đó là lý do vì sao chúng ta phải làm quy hoạch.

    1.3. Làm quy ho
    ch như thế nào?
    Khi xã hội phát triển đòi hỏi phải có quy hoạch tổng thể bao gồm nhiều bộ phận tương tác và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng. Quy hoạch tổng thể lấy tăng


    trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là mục tiêu và các quan điểm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường làm phương hướng xây dựng chương trình hành động cho sự phát triển.
    để đạt được mục tiêu đề ra thì quy hoạch phát triển phải thể hiện được các tính chất sau:
    - Tính ưu tiên: quy hoạch phát triển bao gồm nhiều nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Các nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương tác với nhau để đạt được mục tiêu phát triển chung. Các nội dung phải được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên nhất định có tác dụng tương hỗ và thúc đẩy nhau phát triển, nội dung trước tạo đà thúc đẩy thực hiện các nội dung sau và sau nữa.
    Trật tự ưu tiên này phụ thuộc vào thời gian và sự sẵn sàng của các nguồn lực đồng thời cũng phải lấy mục tiêu và lợi ích của toàn cộng đồng mà xem xét thứ tự ưu tiên cho phù hợp.

    - Tính tiết kim: một phương án quy hoạch có rất nhiều nội dung không thể làm cùng một lúc, có nhiều nội dung tương đồng với nhau do đó chúng ta có thể liên kết các nội dung lại với nhau nhằm tiết kiệm được thời gian và nguồn lực. Các nội dung có sự thống nhất tương đối và tương tác với nhau trong quá trình phát triển chung. Liên kế các nội dung nhưng không bỏ đi hay gộp các nội dung lại vì nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả của sự phát triển trong tương lai.
    Trong quá trình sử dụng các nguồn lực phải quán triệt quan điểm sử dụng tiết kiệm, tránh chồng chéo, mâu thuẫn và lãng phí.
    - Tính tích cc: trong quy hoạch tính tích cực phải được thể hiện rõ, điều đó cho thấy mục tiêu chúng ta đưa ra là hợp lý. Tính tích cực thể hiện ở chỗ với nguồn lực và điều kiện địa phương có hạn nhưng vẫn tạo ra sự phát triển tốt nhất.
    Trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhưng người làm quy hoạch phải luôn luôn suy nghĩ vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ tiên tiến vào để đạt được hiệu quả cao hơn, hoặc sáng tạo trong công tác tổ chức quản lý để kết quả đạt được nhanh hơn, nhiều hơn. Trong thời kỳ hiện nay tính tích cực càng thể hiện rất rõ, nó thể hiện việc xây dựng mục tiêu, các giải pháp thực hiện hợp lý hiện đại thể hiện rõ tính ưu việt của công tác quy hoạch trong mọi động thái hoạt động kinh tế - xã hội.
    Trong phương án quy hoạch phải thể hiện các tính chất trên và nó có quan hệ tương hỗ
    với nhau, bổ sung cho nhau cùng đạt được mục tiêu là tạo ra sự phát triển tốt nhất.

    1.4. Ai có th
    là quy hoch?
    Hiện nay nhìn nhận về quy hoạch cũng có sự thay đổi, phải thể hiện được sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, mọi ngành, mọi lĩnh vực. Như vậy mọi người có ý thức, có trình độ, mọi cơ quan, mọi tổ chức kinh tế xã hội, mỗi quốc gia đều có thể làm quy hoạch.

    Có 2 loại quy hoạch: quy hoạch công và quy hoạch tư.
    - Quy hoch công: là quy hoạch mang tính đa diện, tổng hợp, ảnh hưởng sâu rộng vào địa bàn nghiên cứu, vào môi trường sống của cộng đồng. Quy hoạch công phục vụ lợi ích tập thể và toàn công đồng.
    Ví dụ: quy hoạch mạng lưới giao thông, quy hoạch mạng lưới thuỷ lợi, quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp
    Các nhà quy hoạch phải có sự hiểu biết, có tầm nhìn bao quát để thực hiện nhiệm vụ của quy hoạch phù hợp với đời sống thực tế của cộng đồng dân cư.
    Quy hoạch công phải thể hiện được phương hướng và mục tiêu chính trị của Nhà nước sao cho hợp lý vừa thúc đẩy sự phát triển của đất nước, nâng cao mức sống của nhân dân vừa ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra. Ngoài ra quy hoạch phải được vận dụng hợp lý các quy hoạch phát triển. Quy hoạch không chỉ quan tâm đẩy đủ khung chỉ tiêu chính trị cấp vĩ mô mà phải quan tâm đến hoàn cảnh vi mô của từng địa phương.
    Quy hoạch công cũng phát quan tâm đến ý kiến đóng góp và nguyện vọng của người dân. Như vậy trong quá trình lập quy hoạch phải có sự tham gia của người dân vì đây sẽ là người thực hiện các nội dung quy hoạch.
     
Đang tải...