Luận Văn Quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 202

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề:
    Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học,
    công nghệ và đầu mối giao lưu quốc tế có vị trí quan trọng của vùng kinh tế trong điểm
    phía Nam và cả nước. Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam
    đến năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh là đô thị trung tâm cấp quốc gia và cũng là đô thị
    hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    Tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố giai đoạn 2000 - 2008 bình quân đạt
    11,3%/năm, GDP bình quân đầu người dự kiến năm 2010 là 3.100 USD và năm 2020 là
    6.000 USD. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa cao, diện tích đất nông
    nghiệp có xu thế giảm khá nhanh. Theo số liệu thống kê cho thấy thời kỳ 1995 - 2008,
    diện tích đất nông nghiệp giảm 16.500ha, trung bình mỗi năm giảm 1.370ha. Tuy nhiên,
    tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2008 bình quân đạt khá cao 6,04%/năm
    (5,96% giai đoạn 2000 - 2005 và 6,18% giai đoạn 2005 - 2008).
    Ngoài ra, nông nghiệp còn có vị trí quan trọng ở phương diện cung cấp hàng hoá
    và dịch vụ môi trường, là hành lang xanh của thành phố; là nguồn cung cấp việc làm và
    thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư sống ở khu vực ngoại thành.
    Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp của Thành phố đang
    đứng trước những thách thức mới: (1) Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm gia tăng áp lực
    cạnh tranh nông sản hàng hóa, (2) Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, manh
    mún và suy thoái nghiêm trọng, (3) Thiên tai, dịch bệnh cây trồng vật nuôi ngày càng
    nghiêm trọng và biến động mạnh của thị trường, .
    Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện: “Quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị
    thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
    ” là một nhiệm vụ
    cấp bách. Nhằm xác lập cơ sở khoa học và pháp lý để đưa nông nghiệp thành phố phát
    triển theo hướng hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
    tranh cao gắn với đặc thù nông nghiệp đô thị của một thành phố lớn liên kết với các tỉnh
    thành trong vùng. Phát triển nông nghiệp thành phố cũng nhằm rút ngắn chênh lệch về
    trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần giữa khu vực ngoại thành với nội thành;
    đóng góp có hiệu quả vào tiến trình phát triển chung của thành phố như đã đề ra trong
    Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy và Quyết định Số
    10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND TP. HCM về phát triển nông nghiệp
    nông dân nông thôn Thành phố đến năm 2020.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Nhằm đề xuất các chiến lược và giải pháp phát triển nông nghiệp Thành phố theo
    định hướng:
    (1) Phát triển nông nghiệp đô thị bền vững, phù hợp với điều kiện đất đai, tài
    nguyên thiên nhiên, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
    (2) Xu thế thay đổi khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế thế giới.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
    (1) Quỹ đất nông nghiệp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất
    nông nghiệp.
    (2) Thực trạng và xu thế phát triển nông nghiệp trong tổng thể phát triển kinh tế,
    xã hội thành phố, có tính đến các tiến bộ khoa học công nghệ và toàn cầu hoá.
    (3) Không gian nghiên cứu tập trung vào 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Bình
    Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và một phần của các quận Thủ Đức, Bình Tân, 9 và
    12.
    Nội dung nghiên cứu
    (1) Đánh giá các yếu tố và nguồn lực tác động đến phát triển nông nghiệp.
    (2) Xây dựng quy hoạch cơ cấu và phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020
    và định hướng đến năm 2025.
    (3) Xây dựng hệ thống các giải pháp để thực hiện quy hoạch.
    Phương pháp nghiên cứu
    (1) Phương pháp điều tra thu thập số liệu
    - Điều tra thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
    ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố từ
    sau khi thực hiện chính sách Đổi mới Kinh tế năm 1986.
    - Điều tra khảo sát thực địa, thu thập thông tin từ địa phương về các mô
    hình sản xuất có hiệu quả và triển vọng. Tiến hành điều tra bằng mẫu phiếu điều tra;
    - Trao đổi ý kiến các nhà quản lý và chuyên môn địa phương;
    - Trao đổi, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học.
    (2) Phương pháp tổng hợp, xử lý phân tích số liệu, viết báo cáo tổng hợp
    - Xử lý kết quả điều tra trên cơ sở thống kê toán học;
    - Phân tích thống kê, đánh giá kết quả;
    - Thể hiện về không gian, địa điểm các mô hình sản xuất trên bản đồ;
    - Tổng hợp, viết báo cáo thuyết minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...