Thạc Sĩ Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Campuchia đến 2010.

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong nền kinh tế Campuchia có tài nguyên thủy sản Biển hồø với diện
    tích 3000 km vuông và trên 345 km bờ biển, nguồn lợi thủy sản rất phóng phú,
    đa dạng. Kinh tế thủy sản giữ một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế
    quốc dân. Những năm qua, ngành thủy sản đặt được tốc độ rất nhanh. Song trong
    quá trình phát triển đang tồn tại không ít những khó khăn, trở ngại, những vấn
    đề mới nãy sinh, cần được quan tâm giải quyết nhằm đưa ngành thủy sản tiếp
    tục tiến lên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Những tồn tại, yếu kém đang lưu ý như: ngành thủy sản Campuchia vẫn
    đang trong tình trạng manh mún, phân tán thiếu quy hoạch, phương tiện đánh bắt
    nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp; mặc dù
    Campuchia có điều kiện tự nhiên ưu đãi, tiềm năng thủy sản lớn, nhưng do khai
    thác thiếu quy hoạch nên nguồn tài nguyên ngày càng trở nền khan hiếm.
    Một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế tốc độ tăng trưởng
    và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản Campuchia là chưa xây
    dựng được quy hoạch phát triển một cách có căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc
    phát triển các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch cụ thể từng thời kỳ một cách
    hợp lý và có hiệu quả.
    Làm thế nào đẩy mạnh, hơn nữa tốc độ phát triển ngành thủy sản tương
    xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, nhanh chóng đưa ngành thủy sản thực sự
    trở thành một ngành kinh tế động lực của Campuchia là một vấn đề rất bức xúc
    của nước này và cần được giải quyết sớm.Với những lý do trên, đề taì “ Đóng
    góp vào quy hoạch Phát Triển ngành thủy sản Campuchia đến năm 2010 “ được
    lựa chọn với mong muốn đóng góp một số ý kiến cùng giải quyết những vấn đề
    nêu trên .
    ã Đối tượng nguyên cứu:
    Phân tích một số vấn đề về cơ sơ lý luận, phương pháp luận định hướng
    quy hoạch phát triển ngành thủy sản trong quá trình phát triển, xác định các mục
    tiêu phát triển ngành thủy sản đến năm 2010. Đề suất một số giải pháp nhằm
    phát triển lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, không ngừng nâng cao năng
    suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, đặc biệt sản phẩm chế biến để ngành
    thủy sản từng bước phát triển vững chắc và có thể cạnh tranh trên thị trường
    trong và ngoài nước.
    ã Phạm vi nghiên cứu:
    Ngành thủy sản của Campuchia bao gồm nhiều lĩnh vực: khai thác, nuôi
    trồng, chế biến, dịch vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản Luận văn nghiên cứu giới
    hạn tập trung 3 vấn đề chủ yếu nhất: khai thác, nuôi trồng và tổ chức chế biến, 3
    khâu nay có ý nghĩa quyết định cho sự tăng trưởng của ngành thủy sản. Đương
    nhiên, nghiên cứu 3 vấn đề trên không tách rời các vấn đề khác. Do vậy, cần đặt
    các vấn đề nghiên cứu trong sự xem xét, phân tích liên hoàn, tác động qua lại
    giữa các khâu liên quan trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.
    ã Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng ngành thủy sản, trước hết là những
    tồn tại, yếu kém, xác định đúng vị trí của ngành đối với quá trình phát triển kinh
    tế đất nước Campuchia. Đề suất các nhiêm vụ, mục tiêu và
    các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại để góp phần tích
    cực phát huy vai trò mũi nhọn của ngành trong nền kinh tế.
    ã Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp luận của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy
    vật lịch sử, vận dụng tổng hợp phương pháp của các môn khoa học kinh tế và
    môn học hỗ trợ như quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, quản trị dự án,


    phương pháp tư duy hệ thống, đồng thời sử dụng rộng rãi các, phương pháp hệ
    thống các dữ liệu, trên cơ sở dữ liệu thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và
    đúc kết thực tiễn, tham khảo những thành quả, những tư tưởng phù hợp từ những
    công trình nghiên cứu các báo cáo hàng năm về tình hình nguồn lợi thủy sản.
    Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu kế thừa một số tác giả trong và ngoài nước.
    Nguồn số liệu trong luận văn được sử dụng từ niên giám thống kê nhiều
    năm trong ngành thủy sản cả nước, các số liệu báo cáo và điều tra của các cơ
    quan, tổ chức quốc tế tại Campuchia.
    ã Kết cấu luận án
    Gồm có như sau:
    - Lời nói đầu
    - Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển ngành thủy sản.
    - Chương II: Phân tích thực trạng quy hoạch phát triển ngành thủy sản
    Campuchia.
    - Chương III: Định hướng quy hoạch phát triển ngành thủy sản Campuchia
    đến 2010.
    - Kết luận


    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    1. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Campuchia năm, 2003 đến
    2010
    2. Niêm giám thông kế ngành thủy sản Campuchia năm 1997 – 2003
    3. Sự điều tra dân số toàn quốc năm 1998 – Bộ Kế hoạch Campuchia
    4. Dự án quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Campuchia thời kỳ
    2003 - 2010
    5. Các báo cáo tổng kết ngành thủy sản Campuchia những năm
    1998 – 2003 – Kế hoạch 10 năm 2001 – 2010
    6. Đồng Thị Thanh Phương - Quản trị sản xuất.
    Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh, 1998.
    7. Nguyễn Thị Liên Diệp - Quản trị học
    Nhà xuất bản Thông kê 1996.
    8. Nguyễn Thị Liên Diệp - Phạm Văn Nam
    Chiến lược và sách lược kinh doanh. – NXB Thông kê 1997.
    9. Nguyễn Quang Thu- Quản trị Tài chính căn bản.
    Nhà xuất bản giáo dục 1999.
    10. Lê Thanh Hà- Bài giảng ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị
    Đại học Kinh tế – Tp. Hồ Chí Minh- 2003.
    11. Lê Thanh Hà - Bài giảng tâm lý quản trị
    Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh- 2003.
    12. Lê Thành Hà - Quản trị học
    Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh 2003.
    13. Hồ Đức Hừng - Bài giảng về Marketing
    Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh - 2003
    14. Hồ Đức Hùng - Phương pháp C3
    Bài giảng Trường đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Mính - 2003.
    15. Nguyễn Đình Thọ - Nguyên cứu Marketing
    Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh - 1996.
    16. Vũ Công Tuấn - Sổ tay thẩm định dự án đầu tư
    Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh - 1996.
    17. Vũ Công Tuấn - Đẩy mạnh đầu tư và phát triển theo hướng công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    18. Vũ Công Tuấn - Đầu tư trong thời kỳ phát triển mới- Đẩy mạnh
    công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    19. Vũ Công Tuấn - Phát triển ngành Kinh tế mũi nhọnViệt Nam theo
    hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    20. Vũ Công Tuấn - Thẩm định dự án đầu tư.
    Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 2002.
    21. Vũ Công Tuấn - Quản trị dự án.
    Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 1999.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...