Đồ Án Quy hoạch phân khu đô thị s1 tỷ lệ 1/5000

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:
    Thực hiện chỉ đạo của của UBND Thành phố Hà Nội trong việc nghiên cứu, lập kế hoạch thực hiện cụ thể hóa quy hoạch chung Hà Nội. Theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Phân khu đô thị S1 thuộc địa giới hành chính các huyện Từ Liêm và huyện Đan Phượng nằm trong khu vực phát triển mở rộng đô thị trung tâm, là một trong 5 phân khu thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường Vành đai 4, có vai trò quan trọng đối với thành phố trung tâm tạo lập hình ảnh đô thị mới hiện đại chất lượng cao. Trong Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được định hướng phát triển là khu đô thị sinh thái tập trung gắn với trục phát triển mới Tây Thăng Long, phát triển một tổ hợp dịch vụ công cộng với bệnh viện cao cấp.
    Hiện trạng khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất canh tác và làng xóm. Do có đặc điểm nằm tại vùng giáp ranh giữa huyện Từ Liêm và huyện Đan Phượng đây là khu vực tập trung nhiều dự án phát triển đô thị, tuy nhiên phần lớn các dự án này đang ở giai đoạn nghiên cứu.Với địa hình tương đối bằng phẳng, phân khu đô thị S1 là nơi hội đủ các điều kiện và được đánh giá thuận lợi để phát triển đô thị.
    Để thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng kịp thời công tác quản lý xây dựng đô thị; làm cơ sở để lập quy hoạch chi tiết; hướng dẫn giải quyết là các dự án, đồ án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi hợp nhất mở rộng Thủ đô Hà Nội và lập các dự án đầu tư xây dựng theo đúng quy định, việc lập quy hoạch phân khu đô thị S1 là cần thiết.
    I.2. Mục tiêu và yêu cầu đối với khu vực lập quy hoạch:
    - Cụ thể hóa các định hướng của hồ sơ của hồ sơ Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đáp ứng thời gian, yêu cầu quản lý nhà nước.
    - Xác định khung kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
    - Làm cơ sở tổ chức lập các quy hoạch chi tiết; Đề xuất danh mục các chương trình đầu tư và dự án chiến lược; Kiểm soát phát triển và quản lý đô thị; Hướng dẫn, giải quyết các dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi hợp nhất mở rộng Thủ đô Hà Nội để phù hợp với các định hướng của Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
    - Đề xuất phương án khớp nối, đồng bộ hóa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các dự án trên địa bàn.
    I.3. Căn cứ thiết kế quy hoạch:
    a/ Các văn bản pháp lý:
    - Luật Quy hoạch đô thị;
    - Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
    - Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;
    - Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
    - Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
    - Thông tư 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
    - Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
    - Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
    - Quyết định 691/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị S1;
    - Văn bản số 6609/UBND-XD ngày 09/8/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội;
    - Văn bản số 40-KL/HU ngày 19/09/2011 của UBND huyện Đan Phượng về việc góp ý kiến đối với đồ án quy hoạch phân khu đô thị S1 và GS;
    - Biên bản hội nghị về việc lấy ý kiến các cơ quan tổ chức các nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, S3, S4 và GS tại UBND huyện Hoài Đức tháng 12 năm 2011.
    - Công văn số 10523/UBND-XD ngày 05/12/2011 của UBND Thành phố về việc triển khai các đồ án quy hoạch trên địa bàn Thành phố;
    - Công văn số 10540/UBND-XD ngày 05/12/2011 của UBND Thành phố về việc khẩn trương hoàn thành các đồ án quy hoạch phân khu trên địa bàn Thành phố;
    - Thông báo số 228/TB-HĐTĐ ngày 20/01/2012 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thông báo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch phân khu đô thị thành phố Hà Nội về các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, S3.
    - Thông báo số 401/QHKT-QHC ngày 17/02/2012 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thông báo kết luận cuộc họp về kiểm tra hoàn chỉnh lập đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S5, N5, N7, N8, N9 (đợt 1); S1, S2, S3, N4, N11 (đợt 2) trong 17 đò án Quy hoạch phân khu đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch giữa Sở Quy hoạch – Kiến trúc và Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội.
    - Thông báo số 41/TB-UBND ngày 27/02/2012 của UBND huyện Từ Liêm thông báo kết luận của đồng chí Lê Văn Thư – Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm tại Hội nghị ” Báo cáo lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với quy hoạch các phân khu đô thị S1, S2, S3, S4 và GS tại huyện Từ Liêm”.
    - Thông báo số 58 /TB-UBND ngày 19/3/2012 của UBND Thành phố tại cuộc họp Tập thể UBND Thành phố về các đồ án Quy hoạch phân khu S1, S2, S3, S4.
    b/ Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:
    - Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
    - Các đồ án, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn đang trình thẩm định và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    - Bản đồ đo đạc hiện trạng, tỷ lệ 1/5.000.
    - Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và các văn bản pháp luật hiện hành;
    - Căn cứ các hồ sơ đã giải quyết có liên quan;
    - Căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành.
    II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN KHU ĐÔ THỊ
    II.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên:
    a/ Vị trí, giới hạn khu đất:
    - Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch phân khu đô thị S1 nằm ở phía Tây thành phố trung tâm, thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4 (khu vực phía Nam sông Hồng).
    - Phân khu đô thị S1 thuộc địa giới hành chính các xã Liên Hồng, Hạ Mỗ, Liên Hà, Liên Trung, Tân Hội, Tân Lập huyện Đan Phượng và các xã Thượng Cát, Tây Tựu, Liên Mạc huyện Từ Liêm.
    - Giới hạn cụ thể như sau:
    + Phía Bắc giáp nêm xanh thuộc Phân khu đô thị GS.
    + Phía Tây đến vành đai xanh phía Tây đường vành đai 4.
    + Phía Đông giáp vành đai xanh thuộc Phân khu đô thị GS.
    + Phía Nam giáp nêm xanh thuộc Phân khu đô thị GS.
    - Quy mô nghiên cứu: 1189,32 ha.
    b/ Địa hình, địa mạo :
    Địa hình tự nhiên trong phạm vi nghiên cứu phần lớn là đất canh tác nông nghiệp, xen kẽ là các khu dân cư làng xóm hiện có, không có sông, hồ lớn, địa hình tương đối bằng phẳng, có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam.
    + Cao độ nền khu vực ruộng canh tác: từ 5.5 - 8.5m.
    + Cao độ nền khu vực làng xóm hiện có: từ 6.5 - 10,0m.
    c/ Khí hậu :
    Khu vực nghiên cứu cùng chung với khí hậu của Thành phố Hà Nội. Trong vùng bị ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.
    - Nhiệt độ trung bình là: 23,4oC.
    - Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 28,7oC.
    - Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 16,6oC.
    - Độ ẩm không khí trung bình năm: 84%.
    - Lượng mưa trung bình hàng năm là: 1.670mm.
    - Số giờ nắng trung bình năm: 1640 giờ.
    - Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:
    + Mùa nóng: từ tháng 4 đến tháng 10, gió chủ yếu là gió Đông Nam, nhiệt độ cao nhất 38oC.
    + Mùa lạnh: từ tháng 11 đến hết tháng 3, gió chủ yếu là gió Đông Bắc; trời rét, khô, nhiệt độ thấp nhất là 8oC.
    Mùa mưa, độ ẩm có lúc đạt 100%, độ ẩm trung bình hàng năm là 84,5%; bão thường xuất hiện trong tháng 7 & 8, cấp gió từ 8 – 10, có khi giật đến cấp 12.
    d/ Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình :
    - Địa chất thuỷ văn: Khu vực nghiên cứu nằm khoảng giữa đồng bằng Hà Nội – Ba Vì, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ.
    Địa chất công trình: Theo tài liệu dự báo của Viện khoa học địa cầu thuộc Viện Khoa học Việt Nam, khu vực này nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 8. Vì vậy các công trình khi xây dựng cần đảm bảo an toàn cho cấp động đất nói trên.
    e/ Cảnh quan thiên nhiên :
    Khu vực nghiên cứu mang cảnh quan đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ với hơn 60% là đất canh tác nông nghiệp (trồng lúa và hoa màu), nằm xen kẽ là các làng xóm lâu đời.
    Cảnh quan sinh thái nông nghiệp là những cánh đồng trồng lúa và hoa màu nằm tập trung ở các xã Tân Hội, xã Tân Lập, xã Liên Trung, xã Liên Hà, xã Hạ Mỗ thuộc huyện Đan Phượng, xã Thượng Cát huyện Từ Liêm, còn khu vực xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm trồng hoa màu và cây cảnh.
    Toàn bộ khu vực nghiên cứu không có mặt nước lớn như sông hồ có giá trị nổi trội về cảnh quan, chỉ có một số tuyến kênh, mương, ao hồ nhỏ phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp, diện tích mặt nước chiếm khoảng 2.98 % tổng diện tích nghiên cứu.
    Cảnh quan làng xóm: Trong khu vực nghiên cứu có khoảng 9 điểm dân cư nông thôn. Các điểm dân cư này vẫn giữ được những đặc trưng riêng của các làng quê truyền thống với cổng làng, giếng làng, đường làng cùng những đình chùa, công trình tôn giáo tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích văn hóa lịch sử, tuy nhiên cùng với tốc độ đô thị hóa, mật độ dân cư và các công trình xây dựng đang tăng lên nhanh chóng làm không gian làng xóm trở nên chật chội, việc bê tông hóa cũng làm mất đi không gian xanh trong mỗi ngôi làng.


    MỤC LỤC
    I.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch: 1
    I.2. Mục tiêu và yêu cầu đối với khu vực lập quy hoạch: 1
    I.3. Căn cứ thiết kế quy hoạch: 1
    a/ Các văn bản pháp lý: 1
    b/ Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ: 2
    II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN KHU ĐÔ THỊ 2
    II.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên: 2
    a/ Vị trí, giới hạn khu đất: 2
    b/ Địa hình, địa mạo : 2
    c/ Khí hậu : 2
    d/ Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình : 2
    II.2. Hiện trạng dân cư: 3
    II.3. Hiện trạng sử dụng đất : 3
    II.4. Hiện trạng kiến trúc – cảnh quan: 5
    * Kiến trúc công trình: 5
    II.5. Phân tích hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội của các khu vực lân cận liên quan đến khu vực nghiên cứu : 6
    II.6. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật : 6
    II.6.1 Hiện trạng giao thông 6
    II.6.2 Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng 6
    II.6.3. Hiện trạng cấp nước 6
    II.6.4. Hiện trạng cấp điện 6
    II.6.6. Hiện trạng Thoát nước bẩn, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang 7
    II.7. Các đồ án quy hoạch, dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan: 7
    II.7.1. Đánh giá thực hiện quy hoạch chung: 7
    II.7.2. Quy hoạch, dự án có liên quan: 8
    II.7.3. Đánh giá, phân loại các quy hoạch, dự án có liên quan: 8
    II.8. Đánh giá chung: 8
    III. CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN. 10
    III.1. Chỉ tiêu sử dụng đất, công trình: 10
    III.2. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật: 10
    a/ Giao thông: 10
    b/ Cấp nước : 10
    c/ Cấp điện, thông tin liên lạc : 10
    * Cấp điện: 10
    * Thông tin liên lạc: 10
    d/ Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 11
    * Thoát nước thải: 11
    * Vệ sinh môi trường: 11
    IV. BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC. 11
    IV.1. Tính chất, chức năng và ý tưởng chủ đạo 11
    a/ Tính chất và chức năng phân khu: 11
    b/ Ý tưởng chủ đạo: 11
    IV.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: 11
    IV.2.1. Quy hoạch sử dụng đất: 11
    a/ Quy hoạch sử dụng đất: 11
    b/ Dân số và phân bố dân cư: 13
    IV.2.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và đô thị: 13
    IV.2.2.1. Quy hoạch đất dân dụng: 13
    a/ Đất công trình công cộng cấp thành phố, khu ở: 13
    b/ Đất cây xanh, TDTT thành phố (Công viên trung tâm đô thị, công viên khu ở thành phố): 14
    c/ Đất giao thông thành phố và khu ở: 14
    d/ Đất trường trung học phổ thông: 14
    e/ Đất đơn vị ở 14
    IV.2.2.2. Quy hoạch đất khác trong phạm vi khu dân dụng: 16
    a/ Đất hỗn hợp: 16
    b/ Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: 16
    b/ Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng 16
    IV.2.2.3. Quy hoạch đất ngoài phạm vi khu dân dụng: 16
    a/ Đất công nghiệp, kho tàng: 16
    b/ Đất an ninh, quốc phòng: 17
    c/ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 17
    IV.3. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan 17
    IV.3.1. Bố cục không gian kiến trúc toàn phân khu: 17
    IV.3.2. Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan : 17
    V. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 17
    V.1. Đánh giá đặc trưng về môi trường và cảnh quan kiến trúc: 17
    V.2. Các nguyên tắc thiết kế đô thị: 17
    V.3.1. Cấu trúc không gian đô thị phân khu: 18
    V.3.2. Phân vùng thiết kế đô thị: 18
    V.3.3. Thiết kế đô thị đối với khu chức năng 18
    a/ Công trình công cộng cấp thành phố, khu ở, đơn vị ở: 18
    b/ Công trình giáo dục, dạy nghề: 19
    c/ Đất cây xanh: 20
    d/ Đât nhóm nhà ở: 22
    e/ Đât di tích, tôn giáo tín ngưỡng: 23
    f/ Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: 23
    g/Đất giao thông: 24
    V.3.4. Thiết kế đô thị đối với ô quy hoạch: 25
    V.3.5. Thiết kế đô thị đối với các trục tuyến chính, quan trọng: 26
    V.3.6. Thiết kế đô thị đối với các điểm nhấn trọng tâm: 27
    V.3.7. Thiết kế đô thị đối với các không gian mở: 28
    VI. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 30
    VI.1. Giao thông 30
    VI.1.1. Nguyên tắc và giải pháp thiết kế 30
    VI.1.2. Nội dung thiết kế. 30
    VI.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 30
    VI.2.1. Quy hoạch thoát nước mưa 32
    VI.2.2. Quy hoạch san nền 33
    VI.2.3. Tổng hợp khối lượng và khái toán giá thành 34
    VI.3. Quy hoạch cấp nước 35
    VI.4. Quy hoạch Cấp điện 35
    VI.5. Quy hoạch Thông tin liên lạc 41
    VI.5. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường 43
    VI.6 .Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến HTKT: 45
    VI.7 .Tổng hợp đường dây đường ống: 46
    VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 46
    VII.1. Mục đích và nội dung: 46
    VII.2. Phạm vi và giới hạn đánh giá: 47
    VII.3. Hiện trạng môi trường: 47
    VII.4. Đánh giá tác động, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường: 48
    VII.4.1.Trong quá trình thi công xây dựng 48
    VII.4.2 .Trong quá trình sử dụng 50
    a/ Địa hình, địa mạo: 52
    b/ Khí hậu : 52
    c/ Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình : 52
    d/ Hiện trạng công trình xây dựng: 52
    e/ Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: 52
    VIII.1.2. Đánh giá hiện trạng không gian xây dựng ngầm đô thị: 53
    VIII.2. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị: 53
    VIII.2.1. Phân loại công trình ngầm đô thị: 53
    VIII.2.2. Dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm đô thị: 53
    VIII.2.3. Phân vùng chức năng sử dụng không gian ngầm: 53
    VIII.2.4. Xác định hệ thống giao thông ngầm: 54
    a/ Đường sắt đô thị: 54
    b/ Các tuyến đường bộ cấp đô thị: 54
    c/ Các bãi đỗ xe ngầm: 54
    VIII.2.5. Xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm: 54
    VIII.2.6. Xác định các khu vực xây dựng công trình công cộng ngầm: 54
    VIII.2.7. Nguyên tắc, yêu cầu đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian ngầm; 55
    VIII.2 8. Đánh giá môi trường chiến lược 55
    IX. QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG 55
    IX.1. Yêu cầu chung: 55
    IX.2. Yêu cầu về quy hoạch kiến trúc: 55
    IX.3. Yêu cầu về xây dựng hạ tầng kỹ thuật: 55
    IX.4. Yêu cầu về bảo vệ môi trường: 56
    X. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030) 56
    X.1. Mục tiêu quy hoạch: 56
    a/ Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đợt đầu: 56
    b/ Quy mô dân số dự kiến giai đoạn đầu: 57
    X.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội & đô thị đợt đầu: 57
    X.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu: 57
    XI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
    XI.2. Kiến nghị hướng giải quyết. 57
    XI.1. Kết luận: 57
    XI.2. Kiến nghị: 57
    a/ Một sô nội dung kiến nghị điều chỉnh thay đổi: 57
    b/ Một số nội dung kiến nghị khác: 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...