Đồ Án Quy hoạch mạng lưới giao thông - mạng lưới cấp nước khu thị trấn Mỹ Phước - Tân Hòa - Tiền Giang tới

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo bản đồ đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các đường giao thông hiện hữu, ta thấy các khu đất có giao thông thuỷ và giao thông bộ

    1. Giao thông bộ
    Giao thông bộ có hai tuyến đường huyết mạch
    - Đường tỉnh Nguyễn Văn Tiếp(865) là trục đường tỉnh nối liền giữa các tỉnh Đồng Tháp – Tiền Giang – Tp.HCM, mặt đừong có kết cấu là đá đỏ, rộng khoảng 8m.
    - Dọc kinh Nguyễn Tấn Thành là đường 867 nối liền quốc lộ 1A và đường Nguyễn Văn Tiếp mặt đường là kết cấu đá đỏ bề rộng khoảng 6m.
    - Đường lộ mới từ trung tâm thị trấn đến kinh Trương Văn Sanh hiện đã cán đá đỏ. Đây là đường dự kiến nối liền giữa 2 tỉnh Tiền Giang và Long An.
    - Ngoài ra trong vùng còn có hệ thống đường đất (đường mòn) bề rộng khoảng 1-2m chạy dọc theo các con kinh chính , nối liền giữa các đoạn đường này là các loại cầu khỉ và cầu tạm.
    - Trong khu vực chưa có bãi đậu xe, các phương tiện vận tải đường bộ đậu tạm trước chợ làm cản trở giao thông trong khu vực.
    Phương tiện giao thông công cộng hầu như chưa có
    2. Giao thông thuỷ
    Kinh Nguyễn Văn Tiếp (Tên cũ: Kinh Tổng đốc Lộc)
    Kinh Nguyễn Văn Tiếp là kinh dài nhất tỉnh Tiền Giang, chảy qua 4 huyện là Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và Châu Thành. Tổng chiều dài của kinh thuộc địa phận Tiền Giang là 65.900 m, trong đó đoạn kinh từ rạch Ruộng chạy lên phía Đông - Bắc được gọi là Nguyễn Văn Tiếp B dài 20.400 m, đoạn rẻ về phía Đông nối với Sông Vàm Cỏ Tây gọi là Nguyễn Văn Tiếp A dài 45.500 m. Kinh Nguyễn Văn Tiếp B cũng là một phần ranh giới giữa Tỉnh Tiền Giang và Tỉnh Đồng Tháp. Bề rộng kinh Nguyễn Văn Tiếp là 40 m, bề sâu trung bình 4 m. Đây là con kênh quan trọng trong tuyến đường thuỷ của tỉnh Tiền Giang.

    Kinh Nguyễn Tấn Thành (Tên khác: Kinh Xáng)
    Kinh nầy nối từ Kinh Nguyễn Văn Tiếp A, tại trung tâm Thị trấn Mỹ Phước của Huyện Tân Phước xuống phía Nam, cắt qua Quốc lộ 1A tại Cầu Kinh Xáng. Trước khi thông ra Sông Tiền, kinh cắt Đường tỉnh 864 tại cầu cũng có tên là Cầu Kinh Xáng. Kinh dài 19.300 m, rộng 40 m, bề rộng tại vàm kinh lên đến 125 m, chiều sâu 5 m – 8 m so với mặt đất tự nhiên. Kinh nầy ngoài chức năng giao thông thuỷ còn là một trục thoát lũ quan trọng của tỉnh. Như vậy đây cũng là con sông cần chú ý có tuyến đường thuỷ, khi xây dựng cầu bắc qua ta phải chú ý đến độ tĩng không của cầu.




    PHẦN 1 : THUYẾT MINH ĐỒ ÁN QUY HỌACH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG THỊ TRẤN MỸ PHƯỚC HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG

    PHẦN 2 : THUYẾT MINH ĐỒ ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...