Chuyên Đề Quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong cơ cấu quy hoạch đô thị, hệ thống cây xanh là bộ phận không thể thiếu, nó là một trong các thành phần chủ yếu của đô thị. Hệ thống cây xanh không những ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu quy hoạch và cảnh quan đô thị mà nó còn liên quan đến vấn đề cải tạo môi trường sống, đến thị hiếu thẩm mỹ, đến tâm sinh lý con người
    1. Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ (CHỨC NĂNG CÂY XANH ĐÔ THỊ)

    1.1. Ýnghĩa của việc quy hoạch cây xanh đô thị.

    Hệ quả của đô thị hoá đã “bê tông hoá” phần lớn các đô thị trên toàn hành tinh. Sự xây cất hỗn độn thiếu sự quản lý chặt chẽ ở hầu hết các đô thị đã lần hồi lấn át không gian cảnh quan thiên nhiên khoảng trống dành cho cây xanh bị thu hẹp dần, con người càng bị đẩy lùi xa dần môi trường sống thiên nhiên vốn có. Tâm lý bản năng thôi thúc họ luôn khát khao cuộc sống với thiên nhiên.

    Xu thế “hiện đại hóa” và “công nghiệp hóa” rất có lợi cho sự tiến bộ của loài người, nhưng bên cạnh đó, sự phát tiển như vũ bão của các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các hệ thống giao thông hiện đại đã làm nhiễm bẩn phần lớn môi trường đô thị sự cân bằng sinh thái đang bị bẻ gẫy.
    Mặc khác “tin học hoá” cùng với “tự động hoá” với hiệu quả vượt trội theo cấp số nhân, đã tiết kiệm rất nhiều sức lực của con người trong lao động tạo ra của cải vật chất. Yếu tố thời gian rảnh rỗi của người dân đang là vấn đề phải giải quyết trong mỗi đô thị.

    Các thực tế nêu trên muốn khắc phục nó, mẫu số chung chính là việc quy hoạch hợp lý hệ thống cây xanh đô thị: Hệ thống cây xanh trong lòng đô thị sẽ đưa thiên nhiên trở lại với con người, sẽ cân bằng lại hệ sinh thái đô thị nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường. Điều quan trọng là các mảng cây xanh tập trung sẽ là nơi nghỉ ngơi vui chơi giải trí, lý tưởng nhất của người dân, đó sẽ là trọng điểm giải quyết thời gian nhàn rỗi cũng như nhu cầu giao lưu văn hoá của con người trong xã hội hiện đại, văn minh.

    1.2 Vai trò của hệ thống cây xanh đô thị
    Trong tổng thể đô thị, hệ thống cây xanh được quy hoạch nhằm tham gia các vai trò sau đây:

    1.2.1
    Đưa thiên nhiên trở lại với con người
    Lịch sử thế giới tự nhiên đã khẳng định rằng: Cái nôi sự sống của mỗi sinh vật, trong đó có loài người chính là thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ, thiên nhiên ấy là sự phối hợp hài hoà giữa các loại động vật và thực vật. Mọi sinh vật đều có sự tương quan mật thiết với nhau tạo thành 1 hệ sinh thái hoàn hảo.
    Sự bùng nổ dân số theo cấp số nhân trong nhiều thập kỷ qua đã đặt ra cho nhân loại hàng loạt các vấn đề cần giải quyết. Chủ yếu là các nhu cầu thiết yếu của con người: ăn, mặc,ở Hệ quả của nó là hàng loạt các đô thị từ nhỏ đến khổng lồ đã lần lượt xuất hiện. Cái nôi của sự sống là cảnh vật thiên nhiên ngày càng bị mất đi. Màu xanh của cây, cỏ, lá, hoa xuất hiện rất khiêm tốn trong lòng đô thị.Quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị nhằm đưa thiên nhiên trở lại với môi trường sống của con người, khắc phục dần các nhược điểm của việc bùng nổ đô thị, tô thêm màu xanh sống động của cây xanh lên các mảng bê tông gạch đá tạo nên môi trường sống sinh động hài hòa.
    2. Cân bằng lại hệ sinh thái
    Vấn đề cân bằng sinh thái chưa đuợc đặt ra, khi mà nền công nghiệp còn thô sơ, lạc hậu, môi trường sống còn đa dạng phong phú, dân số còn rất thưa thớt so với thiên nhiên. Nhưng kể từ khi công nghiệp phát triển, từ quy mô nhỏ và vừa đến đại công nghiệp. Khi mà dân số bùng nổ và nhất là từ khi hàng loạt các đô thị khổng xuất hiện. Hệ sinh thái và môi trường sống thực sự bị xáo trộn và bị bẻ gãy. Vấn đề ô nhiễm môi trường là bài toán thiết yếu cần phải được giải quyết trong vấn đề quy hoạch đô thị hiện nay và tương lai. Thực tế đã cho thấy rằng, cây xanh đã góp phần rất lớn trong việc cân bằng lại hệ sinh thái đang bị xáo trộn ấy qua các tác động sau đây:

    2.1. Cải thiện vi khí hậu

    a. Nhiệt độ:
    Nhiệt độ trong mỗi khu vực được hình thành bởi sự cộng hưởng của bức xạ nhiệt mặt trời trực tiếp và nhiệt khuếch tán do tính chất bề mặt khu vực ấy tạo nên.Nếu các khu vực trên cùng một vĩ độ sẽ có bức xạ nhiệt trực tiếp tương đối giống nhau, nhưng tạo nên nhiệt độ ở mỗi khu vực không giống nhau. Do tính chất bề mặt của mỗi khu vực khác nhau nên nhiệt khuếch tán sẽ khác nhau.
    T = t[SUB]1[/SUB] + t[SUB]2[/SUB]
    Trong đó:
    T: Nhiệt độ khu vực
    t[SUB]1[/SUB]: Bức xạ mặt trời trực tiếp (Trực xạ)
    t[SUB]2[/SUB]: Bức xạ khuếch tán (Tán xạ)
    Thực nghiệm thực tế chứng minh rằng: Nhiệt độ không khí trong vùng có cây xanh do bị cây xanh hấp thụ sẽ thấp hơn nhiệt độ không khí nơi không có cây khoảng 4[SUP]0[/SUP]c. Nhiệt khuếch tán trong vùng có cây xanh cũng sẽ mất đi rất nhanh do hấp thụ nhanh, khác với bê tông, gạch đá sẽ mất đi chậm, làm cho môi trường xung quanh phải chịu sự nung nóng do nhiệt toả ra thêm một thời gian khá dài, sau khi nguồn nhiệt mặt trời không còn.
    Như vậy cây xanh là yếu tố cần thiết để hạ thấp nhiệt độ trong từng khu vực làm cho môi trường sống của con người đỡ bị oi bức, nhất là trong các khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi bức xạ khuếch tán của các kết cấu gạch đá, bê tông trong đô thị.
    b. Ẩm độ
    Cảm giác nhiệt đến với mỗi con người bình thường bị chi phối bởi ẩm độ không khí xung quanh họ.Ẩm độ tăng cảm giác nóng sẽ giảm rất rõ. Mặt khác, khi ẩm độ tăng sẽ giảm độ trong suốt của khí quyển, điều đó sẽ đồng thời cản bớt bức xạ nhiệt trực tiếp trên bề mặt đô thị. Thực tế cho thấy với cùng một nhiệt độ, nơi nào có độ ẩm thấp, nơi đó cảm giác nóng bức của con người cũng sẽ tăng lên. Vùng gió Lào ở Việt Nam đã minh xác cho điều ấy.
    Sự bốc hơi nước thường xuyên của bề mặt lá cây, nhất là khi nhiệt độ không khí tăng, có khả năng tăng độ ẩm không khí, góp phần làm giảm cảm giác nóng bức của các sinh vật trong khu vực cây xanh.
    Thực nghiệm thực tế cũng chứng minh rằng, sự chênh lệch ẩm độ giữa nơi có cây và nơi không có cây có thể lệch nhau từ 7 [​IMG] 20%,tùy theo bề dày của tán cây hay mảng cây.Điều này sẽ gây ra hiệu quả cảm giác nhiệt hạ từ 2[​IMG] 4[SUP]0[/SUP]c.
    c. Gió
    Cấu trúc và vị trí của từng tán cây và từng mảng cây sẽ làm giảm tốc độ gió hoặc ngăn gió. Hiện tượng này rất có ý nghĩa trong việc sử dụng cây xanh ngăn cản các luồng gió độc, gió lạnh, gió bão Cây xanh, vì thế sẽ là “bức tường xanh”, có thể tạo thành dãy cách ly vệ sinh tốt nhất, ngăn chặn các tác động xấu do gió mang đến như khói, bụi độc hại ở các khu công nghiệp, không khí giá rét, bão xoáy
    2.2. Chống ô nhiễm tiếng ồn
    Khi đô thị phát triển, số người sống chung quanh đông đúc, cường độ tiếng ồn trở nên mạnh, thường xuyên và tác động nguy hại đến sức khoẻ. Tiếng ồn trong đô thị có khắp mọi nơi, sự cộng hưởng của các loại âm thanh khác nhau sẽ tăng cường tiếng ồn lên rất cao so với ngưỡng nghe ổn định của mỗi con người là 50 Db, thậm chí có nơi vượt quá mức độ báo động là 70 Db. Ô nhiễm tiếng ồn thường xuyên sẽ gây thương tổn thính giác và hệ thần kinh con người, stress thường xảy ra đối với cư dân sống trong đô thị.
    Thực nghiệm đo đạc cho thấy tán cây lá to hấp thụ trên 25% âm lượng và tán xạ khoảng 75% tiếng ồn đi qua nó. Tác dụng hút âm của cây rất có ý nghĩa trong việc bố trí cây xanh đường phố. Cây xanh cách ly giữa nhà máy và khu dân cư. Giảm thiểu tiếng ồn cho người dân đô thị.

    2.3. Làm trong lành môi trường đô thị
    Trong các đô thị, nhất là các đô thị công nghiệp, cùng với nhịp độ phát triển của quá trình công nghiệp hoá, cơ giới hoá, khói bụi lan toả vào không gian đô thị là điều không tránh khỏi. Tác động xấu của khói, bụi đến con người đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
    Nhiều kết quả nghiên cứu về vai trò của cây xanh đã đưa ra kết luận: Trong môi trường có cây xanh, khói bụi đã giảm đi rất nhiều so với nơi không có cây xanh. Như vậy, chính độ ẩm không khí do sự bốc hơi nước của lá cây đã làm cho bụi bị ngậm nước, tăng trọng và không bay xa. Đã vậy, cây xanh có tác dụng cản gió, bụi bị dừng lại phần lớn trong tán cây, phần còn lại bị giảm tốc và rơi rụng dần. Đo đạc thực tế cho thấy, không khí dưới tán cây sẽ giảm thiểu số bụi đến hơn 40%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...