Đồ Án Quy hoạch hệ thống cấp nước thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 15/2/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 15/2/15
    Last edited by a moderator: 15/2/15
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM.

    1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI.
    1.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện địa hình.
    - Thành phố được xây dựng trên quốc lộ 1A, cách khu nam thành phố Đà Nẵng hơn 70km và có tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua phía đông (đoạn tuyến từ Km 869 tới Km 895). Trên bản đồ địa hình Tam Kỳ nằm ở toạ độ 15o21’ vĩ độ bắc và 108o9’ tới 108o44’ kinh độ đông, phía động giáp biển và có ranh giới hành chính với 3 huyện thuộc tỉnh là huyện Thăng Bình ở phía bắc, huyện Núi Thành ở phía nam và huyện Tiên Phước ở phía tây.
    - Về mặt địa hình, Tam Kỳ nằm trong khu vực địa hình chuyển tiếp giữa địa hình bán sơn địa và đông bằng ven biển với những nét đặc trưng chính là:
    + Toàn bộ thành phố rộng 34.157 ha được chia làm ba vùng địa hình là vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.
    + Khu nội thị và 3 xã ngoại vi liền kề (Tam An, Tam Ngọc, Tam Thái) nằm hoàn toàn trong vùng địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, hướng dốc thoải từ tây bắc về đông nam là nhỏ, cao độ địa hình trung bình ở mức thấp từ 2,5  3,0m nên một số nơi trũng ngay trong nội thị thường bị ngập úng và nhiều ô địa hình bị mặn biển thâm nhập người dân không thể sử dụng nước giếng khơi phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt.
    1.1.2. Điều kiện địa chất.
    - Hiện tại công tác khảo sát địa chất chưa tiến hành trên phạm vi rộng toàn thị xã (gồm nội thị và các xã ngoại vi). Tuy nhiên qua các tài liệu địa chất đã có (chủ yếu được tiến hành khảo sát trong phạm vị nội thị) cho thấy một số nét lớn về địa chất như sau:
    + Nội thị Tam Kỳ và một vài xã ngoại vi liền kề nằm trong vùng có kiến tạo địa tầng thuộc hệ trầm tích đệ tứ có nguốn gốc phù sa sông biển.
    + Địa chất công trình tương đối ổn định. Theo chiều sâu phân bố, địa tầng bên trên thường gồm các lớp:
    Lớp đất phủ bề mặt (lớp đất trồng trọt) có độ dày h = 0,5  2,0m.
    Lớp cát pha sét màu xám trạng thái dẻo có cường độ chịu tải R  1,0 kg/cm2 bề dày 1,0  2,0m.
    Lớp cát pha sét màu xám trạng thái ẩm ướt tới bão hoà có cường độ chịu tải R  1,5  2,0 Kg/cm2, bề dày 2,0  3,0m.
    Mực nước ngầm khá cao, thường gặp ở độ sâu 1,5  3,5m
    - Về mặt công trình xây dựng công trình cấp nước, điều kiện địa chất khu vực nhìn chung là tốt, vấn đề cần quan tâm nhiều hơn là hiện tượng cát chảy và mực nước ngầm cao.
    1.1.3. Điều kiện khí hậu.
    - Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới – nắng – khô - nóng với các đặc trưng khí hậu chủ yếu như sau:
    + Khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa kéo dài từ tháng 1 tới tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 tới tháng 12.
    + Nắng, khô, nóng. Số giờ nắng trong ngày từ 6  9h; nhiệt độ trung bình năm là 26,40C, cao nhất 39,80C, thấp nhất 15,50C; độ ẩm thấp từ 82  85%.
    + Lượng mưa cao và tập trung trong ít tháng; lượng mưa trung bình năm đạt 2419mm và chủ yếu tập trung vào 3 tháng (tháng 7,8,9). Lượng mưa năm cao nhất là 3307mm và có nhiều năm lượng mưa rất thấp chỉ đạt 1,111  1,3000mm.
    + Mưa nhiều và tập trung trong ít tháng nên hay gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và khó khăn trong sinh hoạt của người dân thị xã. Chế độ mưa khu vực cũng làm cho các sông suối nhỏ, hệ giếng khơi bị cạn kiệt về mùa khô ảnh hưởng xấu tới nhóm lớn dân cư đang sử dụng các nguồn nước tự nhiên để phục vụ cho ăn uống sinh hoạt.
    1.1.4. Dân số.
    - Dân số toàn thành phố tính đến năm 2030 là 300000. Mức độ thay đổi dân số trong nhiều năm qua được Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình của thành phố thống kê. Qua các số liệu thống kê sơ bộ cho thấy một số nét lớn sau:
    + Mức tăng dân số hàng năm ở khu vực toàn thị là 2,54% (gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học). Khu nội thị có mức tăng dân số là 2,75% (tăng tự nhiên 2% và tăng cơ học 0,75%). ở các xã ngoại vi mức tăng dân số là 2,4%.
    + Cư dân sống tập trung tại các phường nội thị với mật độ trung bình là 90 người/ha đất ở; cao nhất thuộc các phường trung tâm như phường Phước Hoà (450 người/ha đất ở), phường An Sơn (101 người/ha đất ở), đây là những phường mà hoạt động ngành nghề chủ yếu là làm việc trong các cơ quan nhà nước hay hoạt động thương mại dịch vụ; thấp nhất tại các phường ngoại vi phường Trường Xuân, phường Tân Thạnh (40ữ60 người/ha đất ở). ở các xã ngoại vi, mật độ chỉ ở mức dưới 40 người/ha đất ở.
    + Cấp thấp nhất của tổ chức cộng đồng cư dân là các hộ gia đình, toàn thị hiện có khoảng 56.698 hộ. Riêng nội thị là 17.738 hộ với mức nhân khẩu trung bình một hộ là 5 người.


    MỤC LỤC
    PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM. 5
    1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI. 6
    1.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện địa hình. 6
    1.1.2. Điều kiện địa chất. 6
    1.1.3. Điều kiện khí hậu. 7
    1.1.4. Dân số. 8
    1.2. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN. 8
    1.2.1. Hiện trạng hệ thống cấp nước thành phố Tam Kỳ. 8
    1.2.2. Định hướng phát triển không gian kiến trúc. 14
    1.2.3. Đánh giá chung. 14
    PHẦN II: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM. 15
    CHƯƠNG I: 16
    CƠ SỞ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ TAM KỲ VÀ SỐ LIỆU TÍNH TOÁN. 16
    2.1.1. Căn cứ để thiết kế hệ thống cấp nước thành phố Tam Kỳ. 17
    2.1.2. Sự cần thiết của hệ thống cấp nước thành phố Tam Kỳ. 17
    2.1.3. Các số liệu tính toán. 18
    CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM. 20
    2.2.1. LỰA CHỌN TIÊU CHUẨN CẤP NƯỚC. 21
    2.2.2. XÁC ĐỊNH QUY MÔ CÔNG SUẤT HỆ THỐNG CẤP NƯỚC. 21
    2.2.3. LỰA CHỌN NGUỒN CẤP, VỊ TRÍ KHAI THÁC VÀ VỊ TRÍ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC. 28
    2.2.4. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI. 35
    2.2.5. TÍNH TOÁN THỦY LỰC MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC. 36
    2.2.6. XÁC ĐỊNH CHIỀU CAO XÂY DỰNG ĐÀI NƯỚC (HĐ). 53
    CHƯƠNG III : 56
    TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ. 56
    2.3.1. HIỆN TRẠNG TRẠM XỬ LÝ NHÀ MÁY NƯỚC TAM KỲ. 57
    2.3.2. CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ. 59
    2.3.2.1. Đánh giá chất lượng của nguồn nước: 59
    2.3.2.2. Lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý. 64
    2.3.3. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHUẨN BỊ DUNG DỊCH. 67
    2.3.3.1. Thiết bị chuẩn bị dung dịch phèn. 68
    2.3.3.2. Thiết bị chuẩn bị dung dịch vôi sữa. 73
    2.3.4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TRỘN HÓA CHẤT VÀO NƯỚC. 76
    2.3.4.1. Phân tích lựa chọn loại bể trộn. 76
    2.3.4.2. Tính toán bể trộn đứng. 77
    2.3.5. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH PHẢN ỨNG TẠO BÔNG CẶN. 80
    2.3.5.1. Phân tích lựa chọn bể phản ứng. 80
    2.3.5.2. Tính toán bể phản ứng. 81
    2.3.6. TÍNH TOÁN BÊT LẮNG NGANG THU NƯỚC BỀ MẶT. 84
    2.3.6.1. Kích thước bể lắng. 84
    2.3.6.2. Vùng phân phối nước vào. 85
    2.3.6.3. Hệ thống thu nước bề mặt. 87
    2.3.6.4. Ngăn xả cặn ở bể lắng ngang thu nước bề mặt. 89
    2.3.6.5. Hệ thống xả cặn. 90
    2.3.7. TÍNH TOÁN BỂ LỌC NHANH. 93
    2.3.7.1. Các thông số tính toán thiết kế bể. 93
    2.3.7.2. Tính toán bể lọc nhanh. 94
    2.3.8. TÍNH TOÁN BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH. 105
    2.3.9. KHỬ TRÙNG NƯỚC. 106
    2.3.9.1. Lựa chọn phương pháp khử trùng : 106
    2.3.9.2. Tính toán kích thước nhà trạm : 107
    2.3.10. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI RỬA LẮNG, RỬA LỌC. 108
    2.3.10.1. Hàm lượng cặn trong nước thải. 108
    2.3.10.2. Dây chuyền công nghệ xử lý nước rửa lọc và bùn căn từ bể lắng 110
    2.3.11. XÁC ĐỊNH CAO TRÌNH TRẠM XỬ LÝ. 115
    2.3.11.1. Cao trình bể chứa nước sạch. 115
    2.3.11.2. Cao trình bể lọc nhanh. 115
    2.3.11.3. Cao trình bể lắng ngang. 116
    2.3.11.4. Cao trình bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng. 117
    2.3.11.5. Cao trình ngăn tách khí. 117
    2.3.11.6. Cao trình bể trộn đứng. 117
    2.3.12. QUY HOẠCH MẶT BẰNG TRẠM XỬ LÝ. 118
    2.3.12.1. Các công trình phụ trợ 118
    2.3.12.2. Kích thước mặt bằng các công trình trong trạm xử lý. 119
    CHƯƠNG IV : 120
    TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THU VÀ TRẠM BƠM CẤP NƯỚC. 120
    2.4.1. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THU NƯỚC. 121
    2.4.1.1. Chọn vị trí xây dựng công trình thu. 121
    2.4.1.2. Tính toán công trình thu. 121
    2.4.1.3. Kích thước mặt đứng công trình thu: 129
    2.4.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM BƠM CẤP I. 131
    2.4.2.1. Lưu lượng chế độ làm việc của trạm bơm cấp I. 131
    2.4.2.2. Tính toán kĩ thuật trạm bơm cấp I: 133
    2.4.2.3. Thiết kế đường ốngdẫn áp lực lên trạm xử lý. 136
    2.4.2.4. Áp lực toàn phần của máy bơm. 140
    2.4.2.5. Chọn máy bơm. 141
    2.4.2.5. Đường đặc tính máy bơm và đường ống. 142
    2.4.2.5. Các trang thiết bị đi kèm. 145
    2.4.2.5. Thiết kế xây dựng trạm bơm. 145
    2.4.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM BƠM CẤP II. 145
    2.4.2.1. Lưu lượng , chế độ làm việc trạm bơm II: 145
    2.4.2.2. Tính toán chọn bơm nước sinh hoạt. 146
    2.4.2.3. Tính toán chọn bơm nước rửa lọc. 164
    2.4.2.4. Chọn thiết bị quạt gió khí nén. 165
    2.4.2.5. Thiết kế xây dựng trạm bơm II 166
    TÀI LIỆU THAM KHẢO. 167
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...