Luận Văn Quy hoạch giao thông thị xã lạng sơn.

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Quy hoạch giao thông thị xã lạng sơn.​

    Information

    THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỔNG HỢP

    QUY HOẠCH GIAO THÔNG THỊ XÃ LẠNG SƠN.

    PHẦN I QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG


    A. GIỚI THIỆU CHUNG



    I. Sự cần thiết hình thành thị xã Lạng Sơn:

    Lạng Sơn nơi địa đầu tổ quốc, là đầu mối giao thông quan trọng giữa quốc lộ 1A, 1B, 4A và 4B nối với thủ đô Hà Nội,đi các vùng cảng biển Quảng Ninh, đi Thái Nguyên, Cao Bằng và gần với các cửa khẩu Quốc tế và Quốc gia.

    Hiện nay tình hình kinh tế – xã hội của nước ta ngày càng phát triển và từ khi quan hệ biên gới Việt- Trung được khai thông trở lại việc thông thương giữa nước ta với Trung Quốc diễn ra khá sôi động cả đường bộ lẫn đường sắt. Lạng Sơn thực sự là đầu mối giao lưu thông thương quan trọng giữa nước ta và Trung Quốc.

    Dân số tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng nhanh, nhu cầu xây dựng ngày càng cao, lưu lượng giao thông tăng nhanh; để phù hợp với tình hình phát triển cần sớm đưa thị xã Lạng Sơn phát tiển lên tầm hiện đại- xứng đáng là một tỉnh biên giới cửa ngõ của cả nước.

    Vậy việc quy hoạch giao thông Thị xã Lạng Sơn là rất cần thiết.


    II. Các căn cứ thiết kế quy hoạch giao thông thị xã Lạng Sơn:

    Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10000 do Viện quy hoạch Đô thị- Nông thôn BXD đo vẽ tháng 10/1998.

    Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000-2020.

    Đồ án quy hoạch khu kinh tế đô thị Đồng Đăng- Lạng Sơn do Viện quy hoạch Đô thị Nông thôn BXD lập năm 1996.

    Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung do Viện quy hoạch Đô thị Nông thôn BXD lập năm 1993.

    Báo cáo dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn của bộ giao thông vận tải năm 1994.

    Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/02/1996 của Bộ xây dựng.

    Quy định về lập đồ án quy hoạch xây dựng theo quyết định số 322/BXD/ĐT của bộ trưởng bộ xây dựng.

    Và các tài liệu khác.

    III.Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án:

    1. Mục tiêu:

    -Cụ thể hoá đồ án quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn đã được nhà nước phê duyệt.

    -Điều hoà sự phát triển của các bộ phận chức năng trong đô thị và các vùng ảnh hưởng bên ngoài đô thị, nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan đô thị, bảo tồn các di tích và an toàn cho phát triển của đô thị trong tương lai.

    -Nhằm xây dựng thị xã Lạng Sơn thành một đô thị trung tâm kinh tế , chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh.

    -Đáp ứng yêu cầu đối nội , đối ngoại của khu vực

    -Tạo cơ sở để lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch.

    2. Nhiệm vụ:

    -Đánh giá tổng hợp các nguồn tiềm năng và động lực phát triển đô thị.

    -Dự báo về quy mô dân số, đất đai và xác định các chỉ tiêu kinh tế xã hội.

    -Dựa vào quy hoạch chung , quy hoạch định hướng phát triển không gian đưa ra các phương án quy hoạch giao thông và đưa ra được phương án hợp lý.

    -Trên cơ sở phương án chọn phân loại mạng lưới đường giao thông trong thị xã.

    -Thiết kế các công trình trong mạng lưới : Ga , Bến xe , Bãi đỗ xe , Nút giao thông.


    IV. Điều kiện tự nhiên:

    1. Vị trí và ranh giới nghiên cứu:

    Thị xã Lạng Sơn nằm giữa bồn địa thuộc máng Trũng kiến tạo từ trung sinh( Cao Bằng- Lạng Sơn- Thất Khê).

    Khu vực nghiên cứu quy hoạch thị xã Lạng Sơn có diện tích 1354ha được xác định như sau:

    Bắc giáp xã Hoàng Đồng và xã Hợp Thành.

    Nam giáp xã Mai Pha.

    Đông giáp thị trấn Cao Lộc.

    Tây giáp xã Quảng Lạc.

    Khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi của 5 phường gồm:

    Phường Hoàng Văn Thụ, Vĩnh Trại, Tam Thanh, Đông Kinh, Chi Lăng.

    2. Điều kiện địa hình:

    Thị xã Lạng Sơn nằm giữa bồn địa thuộc máng trũng kiến tạo từ trung sinh( Cao Bằng, Lạng Sơn- Thất Khê)

    Do xảy ra sự hạ thấp rất mạnh, các vùng hồ hình thành, sau đó được lấp đầy trầm tích và tạo thành cánh đồng nằm ở độ cao trung bình +255m- các đồi điệp thạch bao quanh cao chừng +350m- giữa bồn địa Lạng Sơn có địa hình castơ ( động Nhị- Tam Thanh).

    Trong bồn địa hình thành các địa hình:

    - Đồi thấp bao quanh bồn địa.

    - Bãi bồi tích sông có độ cao từ +255m đến +275m còn được bồi đắp tiếp, hiện nay đang là nơi được canh tác lúa nước.

    *Phân tích địa hình các khu vực trong thị xã Lạng Sơn:

    A/ Khu Chi Lăng: có địa hình bằng phẳng, cao độ nền trung bình +256,80m, chỗ cao nhất đến +258m( rất ít) như khu nhà thờ, khu UBND tỉnh, Tỉnh uỷ, thị uỷ cũ. Chỗ thấp nhất là khu Lò Mổ có cốt nền +255,8m, chủ yếu là dải đất ven sông Kỳ Cùng ở phía Bắc. Độ dốc địa hình hiện tại từ 0.004 đến 0.006. Khu vực phía Tây có độ dốc lớn hơn từ 0.02 đến 0.04. Hướng dốc thuận lợi cho thoát nước và dốc về phía ven sông Kỳ Cùng.

    Khu Chi Lăng: nền địa hình có mặt phủ tương đối bằng phẳng, ổn định, mặt đường trải nhựa, sân vườn phần lớn đã được ổn định.

    B/ Khu Kỳ Lừa: khu này có địa hình dốc về phía hồ Phai Loạn và về phía Nam. Độ dốc từ 0.005 đến 0.01 chỗ cao nhất là khu đồi phía Bắc khu Kỳ Lừa có độ cao nền từ +260m đến +267.5m.

    C/ Khu Đông Kinh:

    Về hai phía, phía suối Nao Ly và phía sông Kỳ Cùng.

    Dải đất ven suối Nao Ly và ven sông Kỳ Cùng có độ cao nền thấp: +256m đến 257m phía Đông( gần đường sắt) có cao độ nền cao hơn biến thiên từ +258m dến +260m. Địa hình có mái dốc từ Đông sang Tây và từ bắc xuống nam và một phần nghiêng về phía suối Nao Ly.

    D/ Khu vực núi Nhị- Tam Thanh: Khu này có nhiều núi đá vôi nên có nhiều hang động Castơ. Địa hình chung quanh thấp, cao độ nền biến thiên trong khoảng +256m đến 257m. Ngoài ra trong khu vực này có nhiều vệt trũng và ao hồ thấp, cao độ nền thường thấp hơn cốt +255.5m.

    3. Điều kiện khí hậu:

    Do đặc điểm là một vùng máng trũng tương đối rộng có đồ núi thấp bao bọc, là vị trí ở địa đầu phía Bắc nước ta, thị xã Lạng Sơn có đặc điểm khí hậu như sau:

    Về mùa đông rất lạnh, tháng giêng nhiệt độ trung bình13,7°C

    biến thiên biên nhiệt năm từ 13°C đến 14°C, nhiệt độ thấp nhất là -2°C, mùa đông khô hanh.

    Độ ẩm trung bình 76% nhiều năm có xuất hiện sương muối.

    Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9 khoảng 1056mm cả năm là 1400mm.

    Bão đến sớm, khoảng tháng 7,8 tốc độ gió lớn nhất là 35m/s.

    Mưa đến sớm, mưa thường lớn, xuất hiện vào tháng 7 hàng năm.

    Giao nhiệt giữa ngày và đêm mạnh mẽ.

    4. Điều kiện thuỷ văn:

    Thị xã Lạng Sơn có sông Kỳ Cùng chảy qua. Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ núi Đình Lập, là một vùng núi đá sa thạch, ít giữ nước.

    Sông Kỳ Cùng dài 121km( đến thị xã Lạng Sơn, sau đó chảy theo máng trũng Na Sầm, Thất Khê rồi sang Trung Quốc). Đoạn qua thị xã Lạng Sơn sông rộng khoảng 100m, mực nước lòng sông trong giữa hai mùa chênh lệch ít chỉ khi có mưa lớn đột ngột. Nước lũ sông cũng rút rất nhanh.

    5. Điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn:

    Báo cáo địa chất công trình vùng thị xã Lạng Sơn được thành lập trên cơ sở tổng hợp các số liệu và kết quả thăm dò địa chất công trình của đội khảo sát xây dựng công trình đã thực hiện năm 1990 đến nay.

    Sau đây là kết qủa nghiên cứu địa tầng của các khu vực trong thị xã như sau:

    a./ Địa tầng khu Chi Lăng:

    Khu Chi Lăng có tổng chiều dày các lớp đất trầm tích đệ tứ h=11-21.5m.

    b./ Địa tầng khu Đông Kinh:

    Khu Đông Kinh có tổng chiều dày các lớp đất trầm tích đệ tứ h= 10.6- 17.1m.

    c./ Địa tầng khu Kỳ Lừa:

    Khu Kỳ Llừa có tổng chiều dày các lớp đất trầm tích đệ tứ h= 6.5-13.0m.

    d./ Địa tầng khu bến Bắc:

    Khu bến Bắc có tổng chiều dày các lớp đất trầm tích đệ tứ h=6.0-11.0m.

    Đặc điểm địa chất thuỷ văn:

    Nước dưới đất thị xã Lạng Sơn chia làm hai loại:

    * Nước trầm tích đệ tứ.

    * Nước trong đá vôi .

    Các hiện tượng địa chất vật lý:

    Trong tầng trầm tích đệ tứ tại vùng thị xã Lạng Sơn các hiện tượng địa chất vật lý hiện đại( sụt lở, mương xói, xói ngầm .) không gặp.

    Trong đá vôi có hiện tượng Karoter tương đối phát triển ( gặp một số hang hốc nhỏ) nhưng ở thời kỳ già nua và ở độ sâu khá lớn, vì vậy không ảnh hưởng đến công tác thi công xây dựng công trình.

    Nhận xét chung:

    Qua các số liệu về địa chất công trình thuỷ văn của khu vực dự kiến xây dựng, phát triển thị xã có những nhận xét sau:

    1. Cường độ chịu nén của các lớp đất cơ bản là lớp sét pha lớp cát, lớp sạn sỏi đây là các lớp đất có cường độ chịu lực từ 1.8-2kg/cm2 thuận lợi cho xây dựng.

    2. Mực nước ngầm ở 4 khu vực đều ổn định ở mức 5-7m không ảnh hưởng đến việc thi công các công trình xây dựng.

    3. Trong tầng đá vôi có hiện tượng Castơ, nhưng lớp đá này ở rất sâu và lại ở thời kỳ già nua nên không ảnh hưởng đến việc xây dựng, cho việc lựa chọn phạm vi quy hoạch phát triển thị xã, cũng như việc xác định vị trí cho từng công trìnhphù hợp với yêu cầu bảo vệ của công trình đó.
     
Đang tải...