Tiểu Luận Quy hoạch du lịch đánh giá tài nguyên du lịch Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN: QUY HOẠCH DU LỊCH
    ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI


    I: Lý do chọn đề tài:
    Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn vật, "thứ nhất kinh kỳ", luôn tồn tại sống trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Để rồi "dù có bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội", Hà Nội như là một biểu tượng văn hóa bậc nhất của con người và đất nước ta. Và nằm trong lòng thủ đô là khu phố cổ 36 phố phường của thành Thăng Long cũ. Nếu như Hà Nội là trái tim của Việt Nam, thì phố cổ chính là trái tim của thủ đô yêu dấu. Cùng hướng về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, thủ đô đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực để xứng đáng là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước.
    Đóng góp vào sự phát triển chung đó là khu phố cổ Hà Nội với sức hấp dẫn lan tỏa mạnh mẽ, với những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2004, phố cổ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và nhận được sự quan tâm xứng đáng của các ban ngành có liên quan. Đây là một bằng chứng của lịch sử về sự sức sáng tạo trong lao động, sự hài hòa về con người trong môi trường cuộc sống của cư dân thành Thăng Long còn tồn tại đến ngày nay mà không phải thành phố lớn nào trên thế giới cũng có được. Với tư cách là một tài nguyên du lịch đầy tiềm năng, đã và đang được khai thác có hiệu quả cho ngành du lịch, phố cổ Hà Nội mang đến cho du khách những cảm xúc khó tả và những kỷ niệm khó quên. Là một sinh viên ngành du lịch, em nhận thấy đây là một đề tài hay, phù hợp với niềm yêu thích của mình. Với mong muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và đưa ra những ý kiến đóng góp nhỏ bé nhưng không kém phần thiết thực cho việc phát triển du lịch của khu phố cổ Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch của thủ đô, em xin lựa chọn điểm du lịch “ khu phố cổ Hà Nội” để điều tra, đánh giá tiềm năng du lịch của nó.
    II : Đánh giá tài nguyên du lịch của “khu phố cổ Hà Nội
    1. Vị trí địa lý – diện tích :


    Thăng Long Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ 16 Thăng Long - Đông Đô. Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy. “Kẻ Chợ” tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa có Thành, có thị, có bến có 36 phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ ô ven đô có các làng nghề chuyên canh và chế biến nông sản.



    Thành cổ và phố cổ Hà Nội

    Vị trí, giới hạn

    Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30/3/1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định:

    - Phía Bắc: Phố Hàng Đậu
    - Phía Tây: Phố Phùng Hưng
    - Phía Nam: Các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng.
    - Phía Đông: Các phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.

    Toàn bộ khu vực trên thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường, tổng diện tích quy hoạch khu phố cổ khoảng 100ha.

    Mười phường có phạm vi thuộc khu Phố cổ Hà nội là: Phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

    Phạm vị nghiên cứu quy hoạch được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo đặc trưng như sau:

    - Khu bảo vệ, tôn tạo cấp I: Được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm và Trần Nhật Duật (diện tích khoảng 19 ha).
    - Khu bảo vệ , tôn tạo cấp II: Bao gồm phần còn lại trong ranh giới khu Phố Cổ.
    Phố cổ Hà nội có diện tích khoảng 100ha, với số dân trên 10 vạn người (1000người/ha), đây là khu vực có mật độ dân số rất cao nằm ở trung tâm thành phố.
    2. Quá trình hình thành và phát triển khu Phố Cổ Hà Nội
    Thăng Long Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ 16 Thăng Long - Đông Đô. Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy. “Kẻ Chợ” tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa có Thành, có thị, có bến có 36 phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ ô ven đô có các làng nghề chuyên canh và chế biến nông sản.
    Dân tài tứ xứ kéo về Thăng Long - Hà Nội, họ cọ xát, đua trí, đua tài tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Hà Nội, ở đất Hà Nội, đó là cách sành mặc sành chơi sành ăn sành làm.
    Qua tư liệu cũ để lại khu vực sầm uất đông vui nhất của Hà Nội xưa là huyện Thọ Xương (tức quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng hiện nay) mà người ta quen gọi là khu phố cổ. Nơi đây là cửa hàng cửa hiệu buôn bán hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát vách nhau tạo thành những dãy phố, mỗi phố abns một mặt hàng hay hành một nghề rieng biệt và người ta lấy luôn tên sản phẩm để đặt tên cho phố. Điều này đã thể hiệ rõ trong ca dao với đầy đủ tên 36 phố Hà Nội.
    Rủ nhau chơi khắp Long Thành
    Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
    Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
    Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
    Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
    Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
    Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
    Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
    Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
    Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
    Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
    Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
    Qua đi đến phố Hàng Da
    Trải xem phường phố thật là cũng xinh
    Phồn hoa thứ nhất Long Thành
    Phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.
    Thương nhân và thợ thủ công sống rải rác trong tất cả các phố phường, phố giàu có như Mã Mây tập trung khá nhiều nhà buôn lớn, nhất là thương nhân Hoa Kiều. Đường xã ở đây được lát sạch sẽ, giữa hơi nhô lên, hai bên có ngòi sâu và hẹp để thoát nước mưa hoặc nước cống rãnh thải ra.
    Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức tường mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cánh nghiêm ngặt. Trong mỗi phố là những dãy nhà san sát làm theo kiểu chồng diêm mà nay ta còn thấy ở các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào .Nó vừa là nhà ở lại vừa là cửa hiệu.
    Phố cổ Hà nội sở dĩ chiếm được vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của Thủ đô, trở thành niềm tự hào và say mê và quan tâm sâu sắc trong lòng mọi người của cả nước như ngày hôm nay, bởi vì trong Phố cổ Hà nội đã và đang chứa đựng được một hệ thống giá trị di sản lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc .to lớn.
    Thủa xa xưa, dọc theo hai bờ sông Hồng đã hình thành những khu vực dân cư sinh sống, quần tụ thành những làng nhỏ. Vào thế kỷ thứ V (454 - 456), thuộc thời kỳ Bắc thuộc, một trong những điểm dân cư này phát triển thành một quận nhỏ có tên là Tống Bình. Trải qua hàng ngàn năm, từ một đô thị sơ khai của người Việt với quy mô nhỏ bé, Tống Bình đã trở thành một thành phố trên ba triệu dân và là một trung tâm đầu não về chính trị, quốc phòng, văn hoá, kinh tế quan trọng của đất nước Việt Nam. Từ Tống Bình tới Hà Nội ngày nay là cả một quá trình đô thị hoá phức tạp diễn ra trong một không gian rộng với quy mô lớn.
    Trong thời kỳ phong kiến, Hà Nội sớm trở thành trung tâm chính trị của đất nước khi viên đô hộ Cao Biền cho mở rộng Đại La Thành vào năm 866 và đặt tại đây đại bản doanh của chính quyền đô hộ trung Hoa. Nhưng Hà Nội chỉ trở thành thủ đô của nước Đại Việt vào năm 1010, khi Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ vị vua đầu tiên của triều đại Lý quyết định cho dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
    Khu Phố cổ Hà nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt. Khu Phố cổ Hà nội có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị: sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu Phố Cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.
    Nói về lịch sử hình thành của khu Phố cổ Hà nội, yếu tố này được biểu hiện như là một thành tố quan trọng của sinh thái nhân văn, sinh thái xã hội. Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Dưới thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay. Vậy, cùng với những yếu tố nổi trội về lịch sử khác, khu Phố Cổ cũng xứng đáng được xem như là một không gian, mà tại đó một thời đã thể hiện một dấu ấn không thể phai mờ về một cuộc sống đô thị khá toàn diện về kinh tế, xã hội, tập quán, truyền thống.
    Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...