Luận Văn Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý trong giai đoạn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hơn 77 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã liên tiếp giành được những thắng lợi vẻ vang, từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam đã trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập, thống nhất, cả nước cùng đi lên CNXH. Công cuộc đổi mới đất nước đã và đang giành được những thành tựu to lớn, được bạn bè trên thế giới hết sức khâm phục, vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên. Những thắng lợi trên trước hết bắt nguồn từ đường lối chính trị đúng đắn và từ việc dày công xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng.
    Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ là một vấn đề hệ trọng, từ lâu đã được các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đề cập tới trong các tác phẩm của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [45, tr.269] và “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[45, tr.240]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW (khoá VII) đã chỉ rõ: “cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng hoặc kìm hãm hoặc thúc đẩy tiến trình đổi mới” [13], Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ .” [13].
    Để làm tốt công tác cán bộ, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, nhiều khâu, nhưng một trong những nội dung trọng yếu là công tác QHCB, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW (khoá VIII) nêu rõ: “Công tác QHCB là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [13]. Có làm tốt QHCB mới từng bước nâng cao được chất lượng, đảm bảo số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ; đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển, tránh tình trạng hẫng hụt, bị động, chắp vá và không đồng bộ trong công tác cán bộ. Làm tốt công tác QHCB sẽ tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề để làm tốt các khâu khác trong công tác cán bộ như: ĐTBD, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và thực hiện chính sách cán bộ. Khắc phục tình trạng ĐTBD cán bộ tràn lan, không có trọng tâm, trọng điểm; lúng túng trong lựa chọn, phân công, bố trí cán bộ
    Những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tri về công tác QHCB: Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội IV của Đảng đã chỉ rõ: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt QHCB là một biện pháp đặc biệt trọng yếu, có tính quyết định để tăng cường công tác cán bộ về mọi mặt. Ngày 02/6/1978, BCHTW (khoá IV) đã ra Chỉ thị số 45-CT/TW “Khẩn trương đẩy mạnh việc xây dựng QHCB lãnh đạo, cán bộ quản lý”. Ngày 12/11/1983 Ban Bí thư TW Đảng (khoá V) ra Thông tri số 31-TT/TW về việc “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng QHCB lãnh đạo và cán bộ quản lý ở các ngành, các cấp”. Năm 1998, Bộ Chính trị (khoá VI) có Quyết định số 55-QĐ/TW về “Công tác QHCB lãnh đạo các cấp từ nay đến năm 1990”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW (khoá VIII) đề ra yêu cầu: “Cán bộ chủ trì phải điều hành, thực hiện quy hoạch chung về công tác cán bộ, đồng thời trực tiếp bồi dưỡng người kế cận thay mình. Trong một năm phải có ít nhất một lần kiểm điểm việc thực hiện quy hoạch của mình và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch của cấp dưới để kịp thời bổ sung, điều chỉnh” [13]. Ngày 30/11/2004 Bộ Chính trị có Nghị quyết số 42-NQ/TW về công tác QHCB lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước .Nhờ vậy công tác QHCB đã có chuyển biến tích cực, góp phần đổi mới từng bước công tác cán bộ nói chung. Tuy nhiên đứng trước bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước thì công tác QHCB vẫn là một khâu yếu, chất lượng và hiệu quả còn hạn chế. Hội nghị lần thứ 3, BCHTW (khoá VIII) đã đánh giá: “Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo chưa chủ động xây dựng QHCB, không tích cực chuẩn bị người kế nhiệm” [13]. Do vậy sắp tới “Mỗi cấp, mỗi ngành phải có kế hoạch tạo nguồn cán bộ .định kỳ kiểm tra, tổng kết và nâng cao chất lượng công tác QHCB” [13].
    Quán triệt những quan điểm của Đảng, từ nhiều năm nay BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang đã quan tâm đến công tác QHCB, tích cực, tập trung lãnh đạo công tác QHCB ở tỉnh, do đó công tác QHCB đã bước đầu đi vào nền nếp, đạt được kết quả nhất định, góp phần làm tốt công tác cán bộ của tỉnh. Tuy vậy công tác QHCB trong thời gian qua cũng bộc lộ không ít những thiếu sót, khuyết điểm cần sớm được khắc phục.
    Là một tỉnh miền núi, mới được tái lập từ ngày 01/01/1997, với diện tích 3.882, 6 km[SUB]­[/SUB][SUP]2[/SUP], dân số trên 1,5 triệu người, địa hình phức tạp, mặc dù tình hình chính trị-an ninh, trật tự, xã hội tương đối ổn định, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, song nhìn chung nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là nông nghiệp, công nghiệp nhỏ bé, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, GDP bình quân đầu người còn thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ CBCC nói chung, trước hết là đội ngũ cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, bởi lẽ đây là ĐNCBCC của hệ thống chính trị ở tỉnh và cấp huyện, là lực lượng chủ yếu, lãnh đạo, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa bàn tỉnh. Muốn có đội ngũ cán bộ ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài thì trước hết phải thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý.
    Xuất phát từ yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới đất nước, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị nơi mình đang công tác, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp khoá học thạc sỹ chuyên ngành xây dựng Đảng tại Học Viện Chính trị -Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...