Luận Văn Quy hoạch đô thị

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quy hoạch đô thị
    Thứ nhất: có thể nói quy hoạch đô thị (QHĐT) là một hoạt động hết sức phức tạp. Trong quá trình QHĐT, do chịu sự chi phối của nhiều nhân tố xã hội và chính trị nên vấn đề về cách thức ra quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến công tác QHĐT. Việc ra các quyết định liên quan đến nghiên cứu, thiết lập, triển khai, quản lý các đồ án QHĐT thường là hết sức khó khăn vì rất khó có thể thỏa mãn đồng thời mọi mong muốn và quyền lợi của các bên liên quan (từ các cơ quan quản lý, chủ đầu tư cho đến người dân, các nhà chuyên môn, các nhà hoạt động xã hội và môi trường .)
    Nhìn chung, phương pháp quy hoạch tối ưu phải là phương pháp có tính mềm dẻo, linh hoạt, đáp ứng được các điều kiện thực tế và bối cảnh luôn biến động của thể giới với các thay đổi liên tục trên nhiều cấp độ, đồng thời chú trọng quan tâm đến đối tượng hưởng lợi là cộng đồng dân cư. Trong xu thế phát triển bền vững và đảm bảo công bằng- dân chủ trong xã hội hiện nay, có thể thấy phương pháp QHĐT với sự TGCĐ là phương pháp rất cần thiết. Theo Aprodicio Laquian: “ . bản quy hoạch tốt nhất phải thể hiện được sự mong muốn của người dân - một bản quy hoạch có tính linh hoạt, đáp ứng những yêu cầu mà người dân cho là cần thiết.Cách tốt nhất để có được bản quy hoạch này là đảm bảo sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình quy hoạch. Nếu chỉ có những nhà quy hoạch chuyên môn tiến hành các khảo sát nghiên cứu và sử dụng kết quả của những nghiên cứu mà thiếu cân nhắc đến tính biến động phức tạp của bối cảnh kinh tế và nhu cầu thiết thực của người dân thì chưa đủ. Trong nhiều trường hợp, để đảm bảo những gì mà người dân mong muốn đã được tích hợp trong quy hoạch chỉ có một cách duy nhất là đảm bảo cho họ được trực tiếp tham gia vào quá trình quy hoạch.”
    Đồng thời, quá trình lựa chọn quyết định từ các ý kiến của cộng đồng đã cho phép dàn xếp dần dần một sự thỏa thuận giữa một bên là những người ra quyết định và một bên là những người dân (cộng đồng) chịu ảnh hưởng của quyết định đó. QHĐT có sự TGCĐ đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án, dung hòa quyền lợi giữa các bên liên quan và làm tăng mức độ cam kết của cộng đồng với dự án và nhờ đó tăng tính bền vững của dự án. Thêm vào đó, sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh của cả cộng đồng, đặc biệt trong việc tự phát hiện, hiểu và giải quyết các vấn đề khó khăn của chính họ.
    Thứ hai: Hiện trạng QH tại Việt Nam hiện nay vẫn mang nặng tính áp đặt từ trên xuống mà chưa quan tâm một cách đúng mức đến ý kiến của CĐ làm cho các công trình đã quy hoạch không đáp ứng được nhu cầu của người dân trực tiếp chịu ảnh hưởng của công trình.
    Thứ ba: Hiện nay tình trạng xuống cấp của khu phố cổ (KPC) ở HN đang diễn ra cực kỳ nghiêm trọng và việc khôi phục và tu bổ đang rất được các cấp chính quyền quan tâm. Nhưng việc tìm ra phương pháp phù hợp đang là vấn đề khó khăn. Và một dự án đang được nghiên cứu là“ Phát triển bền vững KPC Hà Nội ” do JICA tài trợ đang được triến triển tốt.
    Phố Tạ Hiện là con phố được đầu tiên được QH tu bổ lại với kinh phí 15 tỷ đồng
    Kết cấu đề tài
    CHƯƠNG I- Một số lý luận chung
    CHƯƠNG II-Quy hoạch có sự tgcđ tại phố
     
Đang tải...