Tiểu Luận Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Trung học Phổ thông tỉnh Điện Biên đến năm 2015

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Trung học Phổ thông tỉnh Điện Biên đến năm 2015

    MỞ ĐẦU
    1. LƯ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Thế kỷ XXI, “Thế kỷ của đỉnh cao trí tuệ”, báo hiệu sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ. Trí tuệ con người sẽ phát triển cao và đóng vai tṛ quyết định đối với sự tiến bộ, cũng như tốc độ phát triển của nền văn minh nhân loại. Do đó, vấn đề nhân lực và nhân tài là vấn đề sống c̣n của mỗi quốc gia. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nguồn nhân lực con người và tiềm năng con người là nhân tố quyết định. Giáo dục - Đào tạo là con đường quan trọng để tạo ra nguồn lực con người chất lượng cao và khai thác tiềm năng con người hiệu quả nhất.
    Đảng ta khẳng định "Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xă hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [9, tr.20].
    Trong các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VII, lần thứ hai khóa VIII đă khẳng định việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, CBQL và tăng cường cơ sở vật chất các trường học là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục- đào tạo.
    Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng, về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lư giáo dục khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lư giáo dục là lực lượng ṇng cốt, có vai tṛ quan trọng”. Đồng thời Chỉ thị cũng chỉ rơ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lư giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lư, phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đ̣i hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Trong sự nghiệp phát triển giáo dục th́ phát triển giáo dục Trung học Phổ thông có vai tṛ rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV THPT nói riêng đă được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mặt. Song vẫn c̣n có những hạn chế, bộc lộ nhiều yếu điểm như: việc sử dụng các phương tiện dạy học, sử dụng công nghệ thông tin, tham gia hoạt động chính trị, xă hội; xử lư t́nh huống sư phạm, phát hiện và giải quyết vấn đề, chưa sáng tạo và linh hoạt trong những hoàn cảnh, điều kiện thay đổi, chỉ thực hiện theo kế hoạch; đặc biệt c̣n lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học mới khi chương tŕnh SGK có sự cải tiến, bổ sung. Một trong những nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng này là do nhiều GV c̣n chưa chủ động trau dồi kiến thức, tự học, tự bồi dưỡng; mặt khác là ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch chiến lược. Dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên các môn học, cấp học chưa sát với nhu cầu thực tế dẫn t́nh trạng thiếu đồng bộ về loại h́nh, cơ cấu; khó khăn cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV một cách toàn diện; đặc biệt chưa chú trọng đến việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV.
    Trước đ̣i hỏi bức thiết của đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường phổ thông, vấn đề đào tạo bồi dưỡng GV đang được nh́n nhận như một nhu cầu không thể thiếu nhằm giúp GV đổi mới phương pháp giảng dạy và khắc phục những điểm yếu của ḿnh.
    Sau một thời gian được học tập, nghiên cứu, bản thân tôi hiện đang là một cán bộ phụ trách việc quản lư và tham mưu cho Giám đốc Sở GD&ĐT về kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh nhà. V́ vậy, tôi chọn đề tài “ Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Trung học Phổ thông tỉnh Điện Biên đến năm 2015”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở nghiên cứu lư luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên nhằm xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên đến năm 2015 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại địa phương.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên đến năm 2015.
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng quy hoạch đào tạo được nghiên cứu trong luận văn chủ yếu là quy hoạch đào tạo để nâng chuẩn đào tạo cho giáo viên THPT.
    - Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được khảo sát là các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mà tỉnh đă có liên kết từ năm 2002 đến nay.
    5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
    Nếu xác định được cụ thể nhu cầu về số lượng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên đến năm 2015 th́ có thể xây dựng được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV THPT sát hợp với thực tế của địa phương và từng trường THPT từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THPT của tỉnh.
    6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    6.1. Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lư luận cơ bản về xây dựng, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT trên địa bàn tỉnh.
    6.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên và dự báo số lượng, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của đội ngũ GV của tỉnh đến năm 2015.
    6.3. Xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Điện đến năm 2015.
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lư luận: Nghiên cứu các tài liệu lí luận, các văn kiện Đảng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Ngành, của địa phương có liên quan đến đề tài.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài; trưng cầu ư kiến chuyên gia về tính khả thi của quy hoạch.
    7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Phương pháp thống kê toán học, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh.
    8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo cùng các phụ lục kèm theo. Luận văn cấu trúc 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lư luận về quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT .
    Chương 2: Thực trạng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên.
    Chương 3: Xây dựng quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên đến năm 2015.


    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai tṛ của bồi dưỡng, Người dạy rằng: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Quan điểm này luôn là kim chỉ nam trong sự nghiệp “trồng người”.
    Ở những thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX; đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu về lư luận giáo dục, lư luận dạy học; nhưng vấn đề lư luận về đào tạo bồi dưỡng GV chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống. Trong những năm gần đây, đă có một số luận văn thạc sỹ với đề tài về quy hoạch, nhưng các luận văn và đề án trên chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo bồi dưỡng GV. Đặc biệt chưa đề cập đến việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV.
    Trên địa bàn tỉnh Điện Biên với một đội ngũ GV THPT có tuổi đời c̣n trẻ, số lượng GV mới ra trường chiếm tỷ lệ lớn; v́ vậy năng lực sư phạm c̣n nhiều hạn chế, kinh nghiệm giảng dạy chưa có nhiều; bộc lộ nhiều điểm yếu như: Chưa chú ư đổi mới phương pháp giảng dạy, việc sử dụng các phương tiện dạy học, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy c̣n chưa có hiệu quả; đặc biệt c̣n lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học mới khi chương tŕnh SGK có sự cải tiến, bổ sung.
    Trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, thực hiện mục tiêu chuẩn hóa và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT; vấn đề đào tạo bồi dưỡng GV đang được nh́n nhận như một nhu cầu không thể thiếu nhằm giúp GV đổi mới phương pháp giảng dạy và khắc phục những điểm yếu của ḿnh.
    Với vai tṛ là cán bộ quản lư Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên; tôi thấy rằng, việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV THPT tỉnh Điện Biên có tầm quan trọng đặc biệt, có ư nghĩa quyết định việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung của tỉnh nhà.
    1.2. Một số khái niệm công cụ
    1.2.1. Giáo dục THPT
    Giáo dục THPT nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân “được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. HS vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là mười lăm tuổi”.
    1.2.2. Đội ngũ GV THPT
    “Đội ngũ là một nhóm người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hay không nhưng đều có cùng một mục đích nhất định” [30]. Như vậy có thể hiểu khái niệm đội ngũ hàm chứa yếu tố sức mạnh và có những yêu cầu chặt chẽ về kỷ cương và chất lượng.
    1.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng
    Có rất nhiều khái niệm về đào tạo: Theo Từ điển Tiếng Việt do nhà xuất bản khoa học xă hội và nhân văn xuất bản năm 1992 định nghĩa: “Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”
    1.2.4. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
    Cho đến nay, tất cả các nước trên thế giới đều khẳng định quy hoạch là vấn đề có ư nghĩa hết sức quan trọng, mục đích của quy hoạch là tạo ra những cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chính sách, chương tŕnh phát triển KT-XH. Tuy nhiên mục đích quy hoạch và đặc điểm riêng về KT-XH có những đặc điểm khác nhau, quan niệm về quy hoạch của các nước trên thế giới cũng có những điểm khác nhau.
    1.3. Một số vấn đề lư luận cơ bản về quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV
    1.3.1. Lư luận về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV
    1.3.1.1. Vai tṛ của công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
    Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV về thực chất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực cho Ngành giáo dục. Đây là việc làm có tính chiến lược và ư nghĩa sâu sắc.
    Ngày nay, “học thường xuyên”, “học suốt đời” là phương châm có tính thời đại sâu sắc, để “mở cửa tương lai” đ̣i hỏi người GV phải thấm nhuần phương châm này. Muốn thế người GV cũng phải tự học tập, tự bồi dưỡng. Do đó, bồi dưỡng GV là việc làm có ư nghĩa thời đại.
    1.3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV
    Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV là để nâng cao, hoàn thiện tŕnh độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ hoặc ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao nhận thức, trang bị, bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
    1.3.1.3. Đặc trưng và h́nh thức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV
    Bồi dưỡng nhằm mục đích bổ sung những thiếu hụt về tri thức trên cơ sở sử dụng những tri thức cũ c̣n phù hợp với yêu cầu mới; thay đổi những tri thức cũ đă lạc hậu, bổ sung, cập nhật tri thức mới nhằm nâng cao tŕnh độ chuyên môn, nghiệp vụ để công tác có hiệu quả hơn.
    1.3.2. Lư luận về công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
    1.3.2.1. Mục tiêu của quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV
    Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lư giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo về chất lượng, đủ về năng lực, về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị phẩm chất lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo; đồng thời bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ, hội nhập quốc tế cho GV nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ quá tŕnh CNH-HĐH đất nước.
    Việc đào tạo về số lượng phải đảm bảo sự hợp lư giữa các năm học. Tránh hiện tượng đào tạo cùng lúc, ồ ạt làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy trong nhà trường.
    1.3.2.2. Nội dung của quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV
    (i) Xác định nhu cầu GV, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng GV của địa phương
    (ii) Lựa chọn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
    (iii) Phân bổ GV có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
    (iv) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch
    (v) Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch
    1.4. Vai tṛ của dự báo giáo dục trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV THPT
    1.4.1. Dự báo quy hoạch phát triển đội ngũ GV THPT
    Dự báo quy hoạch phát triển đội ngũ GV THPT trước hết có nhiệm vụ dự báo về số lượng HS theo từng cấp học, bậc học và theo từng khu vực địa lư. Để dự báo quy hoạch phát triển đội ngũ GV THPT phải dựa vào dự báo nhu cầu của xă hội về GD&ĐT và dự báo các nguồn lực mà hệ thống GD&ĐT có thể sử dụng.
    1.4.2. Các phương pháp công cụ dự báo để xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV THPT
    Một trong những vấn đề cơ bản của khoa học dự báo là các phương pháp công cụ dự báo, có thể nói độ chính xác của kết quả dự báo phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các phương pháp công cụ dự báo. V́ thế việc lựa chọn các phương pháp công cụ dự báo phù hợp với đối tượng dự báo và điều kiện cụ thể là rất quan trọng.
    Để dự báo quy mô phát triển đội ngũ GV THPT nói chung và quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV THPT nói riêng, người ta thường sử dụng một số phương pháp dự báo chính sau:
    - Phương pháp ngoại suy xu thế
     
Đang tải...