Đồ Án Quy hoạch chi tiết cấp điện 1/500 – Thiết kế chiếu sáng giao thông

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quy hoạch chi tiết cấp điện 1/500 – Thiết kế chiếu sáng giao thông

    I. HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊNVị trí địa líKhu dân cư Hoà Vinh 1 nằm dọc theo tuyến đường Quốc Lộ 13, thuộc xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Vị trí cụ thể như sau:- Phía Bắc, giáp khu dân cư Mỹ Hưng.- Phía Nam giáp giáp khu dân cư hiện hữu- Phía Đông giáp khu dân cư Hoà Vinh 2 đang được quy hoạch- Phía Tây giáp tuyến đường Quốc Lộ 13 đi Thành Phố Hồ Chí Minh và Lộc Ninh.Diện tích khu dân cư khoảng 210,6,4 ha ( bao gồm phần đất thuộc hành lang đường điện 220 KV). Nếu trừ phần đất này, diện tích thực của khu dân cư Hoà Vinh 1 khoảng: 199,244 ha.Điều kiện tự nhiên:Căn cứ vào bản đồ địa hình hiện trạng tỉ lệ 1/2000, khu dân dư Hòa Vinh 2 có địa hình tương đối cao, cao về phía Đông và phía Tây, thấp dần vào giữa và xuống phía Nam. Độ dốc tự nhiên khoảng 0.2ư0.7%. Địa hình nơi cao nhất nằm ở góc phía Đông khu quy hoạch với cao độ tự nhiên là 46.70m và phía Tây với cao độ 47.50m. Địa hình nơi thấp nhất nằm ở giữa và phía Nam khu quy hoạch với cao độ tự nhiên là 37.50m. Nhìn chung địa hình của khu quy hoạch cao, không bị ngập úng, địa hình tự nhiên đảm bảo thoát nước mặt nên sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong công tác san nền và quy hoạch hệ thống thoát nước mưa.a. Địa hình:- Khu vực quy hoạch nằm trong khu vực đất đai khá bằng phẳng. - Độ dốc trung bình từ 1-1,50 và các hướng dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. h- Cao độ khu quy hoạch khoảng 45m so với mặt nước biển; trong đó cao độ cao nhất khoảng 48m (khu vực thị trấn Chơn Thành) và thấp nhất khoảng 29m tại khu vực ven suối Thôn - nơi giáp ranh giữa 2 xã Thành Tâm và xã An Long, Phú Giáo, Bình Dương. - Địa hình có một số khu vực trũng thấp do nước mưa tạo thành dòng chảy của một số con suối cạn.b. Khí hậu:Nhiệt độ không khí:- Nhiệt độ trung bình : 26,7oC/năm.- Nhiệt độ tháng cao nhất : 28,7oC (tháng 4).- Nhiệt độ tháng thấp nhất : 25,5oC (tháng 12).- Nhiệt độ cao tuyệt đối : 39.5oC.- Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 16.5oC.Độ ẩm không khí:- Độ ẩm trung bình năm : 82%.- Độ ẩm tháng thấp nhất : 75% (tháng 2).- Độ ẩm tháng cao nhất : 91% (tháng 9).Mưa:- Lượng mưa trung bình : 1.633 mm/năm.- Các tháng mùa mưa 5,6,7,8,9 và 10 chiếm 92% lượng mưa cả năm.- Tháng 9 có lượng mưa cao nhất trên 400mm.- Tháng 1 và 2 hầu như không có mưa.Nắng :- Số giờ nắng trung bình trong năm : 2.526 giờ.- Khu vực không có sương mù.Gió:- Mỗi năm có 2 mùa gió theo 2 mùa mưa và khô. Về mùa mưa, gió thịnh hành Tây - Nam. Về mùa khô, gió thịnh hành Đông - Bắc. Chuyển tiếp giữa hai mùa còn có gió Đông và Đông Nam. - Tốc độ gió trung bình đạt 10-15m/s, lớn nhất 25-30 m/s (90- 110 km/h). Khu vực này không chịu ảnh hưởng của gió bão.c. Điều kiện thủy văn:Nước mặt :- Trong khu quy hoạch có suối Cái chảy qua. Suối Cái bắt nguồn từ các lưu vực xung quanh thị trấn Chơn Thành khi đi qua khu quy hoạch hợp thành Suối Cái chảy theo hướng Tây - Bắc và Đông - Nam, đổ ra Suối Thôn và tiếp tục đổ ra sông Bé để về sông Đồng Nai.- Đi qua khu quy hoạch, suối Cái có chiều dài khoảng 5 km, rộng từ 3-5m.- Về mùa mưa nước mặt tương đối nhiều. Nước chảy tràn ra khu vực đất đai ven suối. Về mùa khô, lượng nước không nhiều. Nước ngầm : Khu vực quy hoạch nằm trong vùng nước ngầm khá dồi dào của Tỉnh Bình Phước. Theo tài liệu của LĐĐC 802, khả năng khai thác nước ngầm trên địa bàn có thể đạt 15.000 – 20.000 m3/ngày. Nước tồn tại ở 2 dạng có áp và không áp. Tầng khai thác hiện nay của các giếng ở độ sâu 55 – 90m là tầng nước có áp.d. Địa chất công trình và địa chất thủy văn:Dựa vào tài liệu của đoàn 500, liên đoàn địa chất 6 xác định cốt địa tầng ở khu vực quy hoạch như sau :- Hệ tầng chánh lưu ( N2 - QLCL) gồm cát, bột sét chứa cao lanh.- Hệ thứ 4 trầm tích hiện đại ( QIV ) gồm cát, bột sét lẫn sạn sỏi.Nhìn chung toàn khu này bị phủ một lớp phù sa cổ thuộc hệ tầng chánh lưu nên địa chất công trình tốt. Việc xây dựng sẽ giảm chi phí lớn về nền móng công trình cũng như nền móng hạ tầng.MỤC LỤC


    PHẦN I: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN HIỆN TRẠNG 2
    PHẦN II: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 6
    PHẦN III:QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT 9
    A. QUY HOẠCH GIAO THÔNG 9
    B. QUY HOẠCH SAN NỀN: 14
    C. QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC MƯA 16
    D. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 20
    E. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC BẨN 31
    F. QUY HOẠCH MẠNG ĐIỆN ĐÔ THỊ 39
    G. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI THÔNG TIN LIÊN LẠC 52
    H. TỔNG HỢP ĐƯỜNG DÂY ĐƯỜNG ỐNG 56
    PHẦN IV: QUY HOẠCH CHI TIẾT CẤP ĐIỆN – THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG GIAO THÔNG 57
    A. QUY HOẠCH CHI TIẾT CẤP ĐIỆN 1/500 57
    B. THIẾT KẾ KĨ THUẬT THI CÔNG: 81
     
Đang tải...