Thạc Sĩ Quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    [TABLE="class: cms_table, width: 597"]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC[/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài[/TD]
    [TD]27[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN[/TD]
    [TD]32[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Các tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc bộ và cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý[/TD]
    [TD]32[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ - Khái niệm, nội dung và những vấn đề có tính nguyên tắc[/TD]
    [TD]55[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM[/TD]
    [TD]77[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quy hoạch các chức danh diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ[/TD]
    [TD]77[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Thực trạng quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ, nguyên nhân, kinh nghiệm[/TD]
    [TD]86[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH QUY HOẠCH CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020[/TD]
    [TD]111[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1. Dự báo những yếu tố tác động và mục tiêu, phương hướng đẩy mạnh quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ đến năm 2020[/TD]
    [TD]111[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ đến năm 2020[/TD]
    [TD]122[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]166[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN[/TD]
    [TD]169[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]170[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC[/TD]
    [TD]181[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [75, tr.269], “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [75, tr. 273]. Công tác cán bộ là khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nêu rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [82, tr.66].
    Trong công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ (QHCB) là khâu quan trọng. Thông qua quy hoạch cán bộ mới có cơ sở để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng nhấn mạnh các cấp ủy phải xây dựng quy hoạch cán bộ để trên cơ sở đó thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ. Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) của Đảng khẳng định tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ và đề ra nhiệm vụ của công tác quy hoạch cán bộ theo chức danh và cán bộ dự nguồn. Trên cơ sở đó, tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành một nghị quyết chuyên đề quan trọng về công tác QHCB. Mục đích của công tác QHCB là tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và ổn định chính trị.
    Trong xây dựng đội ngũ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị (HTCT) nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ (BTV) tỉnh, thành ủy quản lý nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là đội ngũ cán bộ đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, ban, ngành, quận, huyện của các tỉnh, thành phố, những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương. Để xây dựng đội ngũ cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, việc quy hoạch đội ngũ cán bộ này là rất cần thiết.
    Là vùng đất có bề dày văn hóa - lịch sử, nay là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc bộ đang gánh trên vai trách nhiệm làm vùng động lực phát triển của cả nước. Trách nhiệm đó chỉ có thể thực hiện thành công, nếu các cấp ủy, tổ chức đảng các tỉnh, thành phố xây dựng được một đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng, thường xuyên được đổi mới, trẻ hóa, quy chuẩn hóa.
    Nhận thức rõ yêu cầu đó, trong nhiều năm qua, các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng Bắc bộ đã coi trọng công tác QHCB, nhờ đó, công tác này có bước chuyển biến rõ nét và đạt được những kết quả bước đầu. Nhận thức của các cấp ủy đảng về công tác QHCB có sự chuyển biến rõ nét, thấy rõ hơn ý nghĩa của công tác QHCB là nhằm tạo thế chủ động trong công tác cán bộ, qua đó khắc phục được tình trạng bị động trong công tác nhân sự mỗi kỳ đại hội Đảng, bầu cử Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp. Công tác QHCB đã góp phần xây dựng được một đội ngũ cán bộ nguồn khá dồi dào, được phát hiện từ phong trào hành động cách mạng của quần chúng. Nhiều cán bộ, đảng viên được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện từ thực tiễn công tác qua các cương vị lãnh đạo, quản lý từ thấp đến cao hơn, mang tính cơ bản và lâu dài. Cơ chế phát hiện và đào tạo có định hướng đối với cán bộ trẻ, có triển vọng, chú trọng cán bộ xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, gia đình có công với cách mạng và cán bộ nữ góp phần tạo sự đồng bộ trong cơ cấu của cả đội ngũ cán bộ của HTCT.
    Tuy nhiên, công tác QHCB của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng Bắc bộ còn những hạn chế, yếu kém nhất định. Quy trình giới thiệu, phát hiện, xem xét, quyết định đưa cán bộ vào diện quy hoạch vẫn chưa đảm bảo tính công khai, mở rộng thảo luận dân chủ đi đôi với quyền tập trung quyết định của BTV cấp ủy. Một số nơi do chưa phân biệt giữa công tác quy hoạch với công tác nhân sự cụ thể nên lúng túng về cách làm. Có nơi xây dựng quy hoạch thành các phương án nhân sự, nên số lượng nguồn ít, chưa đa dạng. Tình trạng phổ biến ở các địa phương khi quy hoạch chức danh chủ chốt chỉ tập chung vào một số đồng chí đương nhiệm, cá biệt, có nơi nguồn quy hoạch chỉ được 01 người cho 01 chức danh chủ chốt. Việc phát hiện và quy hoạch nguồn xa còn rất hạn chế.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của một địa bàn rộng lớn, có vị trí trọng yếu của đất nước, đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện các BTV tỉnh, thành ủy quản lý đang đặt ra một cách cấp thiết. Vì thế, nghiên cứu vấn đề “Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ giai đoạn hiện nay” thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích
    Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh QHCB diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý ở vùng này, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...