Chuyên Đề Quy hoạch cải tạo Đô thị (thành phố)

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    5.1 Ý nghĩa và mục đích

    Những thành phố cũ được hình thành từ lâu, là kết quả của hoạt động xây dựng tập thể con người trong quá trình phát triển, thành phố được xây dựng trong thời kỳ nào thì phản ánh đặc điểm xã hội thời kì đó. Trong thực tế hoạt động của con người về mọi mặt luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng. Các thành phố đã được xây dựng, tồn tại cố định, trong nhiều trường hợp dần dần trở nên không phù hợp với những yêu cầu hoạt động sản xuất và đời sống xã hội mới.

    Vì vậy trong công tác quy hoạch, bên cạnh các dự án nghiên cứu bảo đảm sự phát triển hợp lí của các thành phố mới, còn thường xuyên phải tiến hành việc cải tạo những khu phố cũ cho phù hợp với những yêu cầu mới.

    Cải tạo những thành phố cũ cho phù hợp với những yêu cầu xây dựng mới là một vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều mặt kinh tế chính trị và xã hội. Yêu cầu cơ bản của công tác quy hoạch cải tạo thành phố là phải đáp ứng được nhu cầu mới của tiến bộ xã hội, của sự phát triển khoa học và kĩ thuật. Nhưng đồng thời phải biết lựa chọn và kế thừa những di sản cũ, những thành tựu cổ truyền trong xây dựng và những di tích lịch sử có giá trị. Phải thận trọng khi giải quyết từng vấn đề không nên phá dỡ bừa bãi thiếu cân nhắc để công tác cải tạo tiến hành một cách hợp lí và đạt hiệu quả cao. Cần chú ý thay đổi được bộ mặt kiến trúc thành phố, nâng cao chất lượng trong bố cục không gian kiến trúc trên cơ sở bảo tồn và tôn tạo những di sản văn hoá lịch sử có giá trị.

    5.2. Nội dung của quy hoạch cải tạo đô thị

    Thành phố trong các chế độ xã hội cũ, phong kiến, thuộc địa, tư bản chủ nghĩa thường được xây dựng tự phát không có quy hoạch.

    Xây dựng và phát triển đô thị mới đòi hỏi phải thay đổi những thành phố cũ cho phù hợp với những nguyên tắc của nền kinh tế mới, cuộc sống mới. Phần lớn các thành phố cũ của nước ta ra đời trong chế độ phong kiến thuộc địa nửa phong kiến mang nặng tính chất tiêu thụ. Vấn đề đầu tiên trong công tác cải tạo thành phố là phải chú ý biến đổi tính chất và cơ cấu tổ chức để trở thành những thành phố sản xuất.

    Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng thành phố cũ mà công tác cải tạo thành phố có thể tiến hành trên các mặt sau đây

    5.2.1. Cải tạo các khu công nghiệp và tổ chức sản xuất của thành phố

    Trong những thành phố cũ, công nghiệp thường chỉ phục vụ lợi ích cho một số người nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất do đó xây dựng không có quy hoạch tranh chấp nhau trên những khu đất có nhiều lợi nhuận mà không chú trọng đến lợi ích chung, đến sự ảnh hưởng của công nghiệp đối với môi trường sống của thành phố.

    Tuỳ theo tình hình cụ thể của việc bố trí công nghiệp trong thành phố cũ mà việc cải tạo có thể tiến hành theo những biện pháp khác nhau, từng bước khác nhau. Nếu vị trí công nghiệp trong thành phố cũ không mâu thuẩn với yêu cầu bảo vệ môi trường của thành phố có thể giữ lại vị trí đó và tiến hành cải tạo thiết bị, hoàn thiện dây chuyền sản xuất nhằm thoả mãn yêu cầu sản xuất mới phù hợp các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn. Tiến hành hợp nhất, sắp xếp lại các xí nghiệp


    công nghiệp, trên cơ sở đó sử dụng triệt để các thiết bị kĩ thuật hoặc các công trình phục vụ công cộng. Trường hợp trong thành phố có các xí nghiệp công nghiệp không bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường (các xí nghiệp thải ra nhiều khói và chất thải độc hại khác) có thể dự kiến chuyển đi vị trí khác hợp lí hơn.

    5.2.2 Cải tạo khu nhà ở
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...