Thạc Sĩ Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu triệu tường (xã hà long – huyện hà t

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I: mở đầu

    1. Lý do lựa chọn đề tài:
    Nhà Nguyễn là Vương triều đã có công khai phá, mở mang bờ cõi, xác lập lãnh thổ trên một dải giang sơn như Việt Nam hiện nay. Và cũng đã để lại cho thế hệ sau này một khối lượng lớn các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị. Trong số đó có thể kể tới ba di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới : đô thị cổ Hội An, kinh thành Huế và nhã nhạc cung đình Huế. Bên cạnh những thành tựu rực rỡ đã đạt được cũng phải nhắc đến những mặt hạn chế của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã gây ra cho lịch sử nước nhà. Trong một thời gian dài, cùng những biến cố lớn của lịch sử và những nhận thức sai lầm của chúng ta mà các di vật có liên quan tới chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã bị huỷ hoại. Quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường (nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá) cũng không nằm ngoài số đó. Đây chính là nơi khởi tổ, phát tích của hoàng tộc Nguyễn - “Gia Miêu ngoại trang”.
    Nhắc tới chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn, thường người ta chỉ nghĩ tới cố đô Huế mà ít ai biết tới “Gia Miêu ngoại trang”. Đây là một ngôi làng cổ, đất tổ của hoàng tộc Nguyễn. Trong phạm vi của “Gia Miêu ngoại trang” có tới 5 di tích trong đó có ba di tích cấp Quốc gia (gồm đình Gia Miêu, nhà thờ họ Nguyễn Hữu, lăng - miếu Triệu Tường) và một di tích cấp tỉnh (đền Đức Ông). Trong số đó phải kể đến khu lăng - miếu Triệu Tường, được xây dựng bắt đầu từ năm Gia Long thứ 2 (1805) và đến năm 1835 thì hoàn thiện. Cũng như các di tích khác trong làng Gia Miêu cổ, đây là nơi thờ tự của dòng họ Nguyễn và các công thần họ Nguyễn. Trước đây còn có tên gọi là thành Triệu Tường bởi kiến trúc cảnh quan đặc sắc của nó: có luỹ đất, có hào nước bao quanh, có cầu bắc qua và các lớp thành cấu tạo như một toà thành, khác hẳn với các khu lăng tẩm ở Huế. Các lễ tế đều được tiến hành theo đúng ngày và đúng với nghi lễ hoàng cung. Mỗi khi có dịp Bắc tuần, các nhà vua triều Nguyễn đều ghé qua đây để làm lễ bái tổ. Ngày 28-2-1947, Bác Hồ cũng đã về và dâng hương tại đây. Hiện nay, khu lăng miếu này đã bị phá huỷ hoàn toàn. Dấu tích còn lại chỉ là nền móng đã chìm sâu dưới lòng đất. Còn các di tích khác cũng đều đã bị xuống cấp, rất cần được bảo tồn và tôn tạo.
    Năm 2008, để đánh dấu 450 năm chúa Nguyễn Hoàng rời Thuận Hoá (Thanh Hoá ngày nay) ra đi mở mang bờ cõi và cũng để công nhận những thành tựu mà vương triều Nguyễn đã đóng góp cho lịch sử, một cuộc hội thảo đã được tổ chức do Hội khoa học lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Thanh Hoá chủ trì. Điều đó đã cho thấy sự thay đổi trong nhận thức, đánh giá về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn công bằng hơn .
    Vì vậy, việc nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ cho việc bảo tồn, tôn tạo và phục hồi cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường một cách chính xác là hết sức cần thiết. Ngoài ý nghĩa về mặt tâm linh, lịch sử, đây còn là một điểm nhấn trong việc phát triển kinh tế-xã hội cho xã Hà Long, huyện Hà Trung nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung.

    2. Mục tiêu:
    - Tổng kết các lý luận, kinh nghiệm từ các đồ án, luận văn về quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích ở Việt Nam và trên thế giới.
    - Xây dựng các cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp cho việc quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường.

    3. Phương pháp nghiên cứu:
    - Thu thập, tổng hợp các tài liệu khoa học, lịch sử
    - Điền dã, khảo sát, điều tra ,thu thập các tài liệu hiện trạng.
    - Tham khảo ý kiến của các chuyên gia văn hoá, khảo cổ học.
    - Phân tích và tiếp cận hệ thống.
    - So sánh, tham khảo đề xuất của các nước trong khu vực và các nghiên cứu đã có.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường (thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá) .
    - Phạm vi nghiên cứu: các cơ sở khoa học trong quy hoạch, thiết kế, các đề xuất, giải pháp cho việc bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường.
    - Giới hạn nghiên cứu: bao gồm
    + Khu vực bảo vệ 1 và 2 (đối với di tích đã có bản đồ khu vực bảo vệ)
    + Khu vực di tích gốc và vùng đệm bảo vệ bao quanh (đối với di tích chưa có bản đồ khu vực bảo vệ);
    + Khu vực cơ sở hạ tầng phục vụ phát huy gía trị di tích.

    5. Cấu trúc của luận văn:
    Cấu trúc luận văn bao gồm 3 phần:
    - Phần mở đầu: Giới thiệu về lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc luận văn.
    - Phần nội dung: Bao gồm 3 chương
    + Chương 1: Tổng quan về quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan tại một số quần thể di tích.
    + Chương 2: Các cơ sở khoa học và lý luận bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường .
    + Chương 3: ứng dụng các luận cứ khoa học trong quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường.
    - Phần kết luận và kiến nghị: Tổng hợp các nội dung đã đề cập trong luận văn và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất.

    Mục lục
    Phần 1: Mở đầu
    1. Lý do lựa chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . . 2
    4. Phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Cấu trúc luận văn . 3
    Phần 2: Nội dung nghiên cứu
    Chương 1: Tổng quan về quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan tại một số quần thể di tích
    5
    1.1. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn 5
    1.2. Thực trạng lý luận và quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan di tích ở Việt Nam và một số nước trên thế giới . 7
    1.2.1. Về lý luận 7
    1.2.2. Công tác quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan di tích ở Việt Nam và một số nước trên thế giới .
    14
    1.2.2.1 Tại Việt Nam 14
    a) Khu di tích Cổ Loa 14
    b) Khu di tích Lam Kinh . 18
    1.2.2.2 Tại một số nước trên Thế giới 20
    a) Singapore . 20
    b) Nhật Bản . 21
    1.2.3. Một số nhận định tổng quát 26
    1.3. Tổng quan về cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường- những tiềm năng và thách thức
    26
    1.3.1. Vị trí . 26
    1.3.2. Lịch sử hình thành 28
    1.3.3. Các giá trị của quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường 30
    1.3.4. Hiện trạng cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường 32
    Kết luận chương 1 39
    Chương 2: Các cơ sở khoa học và lý luận bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường
    2.1. Các cơ sở pháp lý . 41
    2.1.1. Các cơ sở pháp lý của Việt nam 41
    2.1.2. Các hiến chương, văn kiện quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa trên thế giới . 43
    2.2. Các cơ sở lịch sử . 46
    2.3. Các cơ sở khảo cổ học . 55
    2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường 57
    2.4.1. Yếu tố tự nhiên . 57
    2.4.2. Yếu tố văn hoá - lịch sử 57
    2.4.3. Yếu tố kinh tế - xã hội 58
    2.5. Các nguyên tắc trong bố cục tạo hình kiến trúc cảnh quan truyền thống Việt Nam . 59
    2.5.1. Các nguyên tắc chung . 59
    2.5.2. Thuyết phong thuỷ và các quy định của Nho Giáo trong xây dựng 60
    Kết luận chương 2 64
    Chương 3: ứng dụng các luận cứ khoa học trong quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường
    65
    3.1 Quan điểm và mục tiêu trong quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường .
    65
    3.1.1 Quan điểm trong quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường
    65

    3.1.2 Mục tiêu trong quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường
    65
    3.2 Đề xuất mô hình quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường .
    66
    3.2.1 Đối với các di tích đơn lẻ 66
    3.2.2 Đối với các quần thể các di tích . 68
    3.3 Đề xuất các giải pháp quy hoạch bảo tồn, tôn tạo cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường .
    70
    3.3.1. Giải pháp quy hoạch bảo tồn (khoanh vùng bảo vệ di tích) 70
    3.3.2. Giải pháp quy hoạch không gian . 74
    3.3.3. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo các yếu tố cảnh quan tự nhiên . 79
    3.3.4. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo các di tích kiến trúc . 83
    3.3.5. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật 86
    3.3.6. Giải pháp về phát huy giá trị cảnh quan quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường 89
    Kết luận chương 3 . 92
    Phần 3: kết luận và kiến nghị . 93
    Kết luận 93
    Kiến nghị 94
    Tài liệu tham khảo 96
    phụ lục 100
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...