Thạc Sĩ Quy định về thuế của wto và lộ trình thực hiện các cam kết về thuế của việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 18/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Kể từ ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức
    của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Về tổng thể, quá trình hội nhập kinh tế quốc
    tế đang tác động đến chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam năm 2010-2015 và
    2020, mà cụ thể là tác động đến chiến lược phát triển sản xuất của các ngành hàng nông
    nghiệp và công nghiệp của Việt Nam. Việc chủ động thực hiện tốt và đẩy nhanh quá
    trình cải cách nền kinh tế theo hướng tự do thương mại hàng hóa theo cơ chế kinh tế thị
    trường sẽ giúp cho Việt Nam dễ dàng hơn và hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập. Bên
    cạnh đó, các cam kết thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đang là động cơ thúc đẩy quá
    trình cải cách và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
    Cắt giảm thuế quan là một nội dung trọng tâm trong quá trình hội nhập kinh tế và
    cũng là cam kết quan trọng nhất của Việt Nam khi gia nhập WTO. Cắt giảm thuế quan
    thực chất là việc chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng của hàng hóa nhập khẩu ở thị trường
    trong nước, có tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, đầu tư và lưu thông hàng hóa
    của các doanh nghiệp trong nước, đồng thời tạo ra sự hấp dẫn đối với các hoạt động dịch
    vụ và đầu tư của nước ngoài. Thực tế, không có một cách thức cắt giảm thuế quan chung
    cho tất cả các nước vì còn có sự khác nhau rất nhiều về trình độ phát triển kinh tế - xã
    hội của mỗi nước.
    Tuy nhiên việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan với WTO sẽ gây ra
    những tác động rất lớn đối với sự phát triển của đất nước ta, cả ở những tác động tích
    cực và các tác động tiêu cực. Vì vậy, cần phải có những phân tích, đánh giá một cách
    toàn diện, cụ thể các tác động của quá trình cắt giảm thuế quan trong quá trình hội nhập
    kinh tế đối với tổng thể nền kinh tế, các khu vực doanh nghiệp, người tiêu dùng với các
    ngành kinh tế của Việt Nam.
    Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quy định về thuế của WTO và
    lộ trình thực hiện các cam kết về thuế của Việt Nam”
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU . 5
    CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THUẾ QUAN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG
    MẠI THẾ GIỚI . 8
    1.1. Tổng quan về Tổ chức Thương mại Thế giới . 8
    1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 8
    1.1.2. Cơ cấu tổ chức của WTO . 11
    1.1.3. Một số Hiệp định cơ bản của WTO 12
    1.1.4. Mục tiêu hoạt động và chức năng cơ bản của WTO 14
    1.1.4.1. Mục tiêu hoạt động của WTO . 14
    1.1.4.2. Những chức năng cơ bản của WTO . 14
    1.1.5. Nguyên tắc hoạt động của WTO . 15
    1.1.5.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử. 15
    1.1.5.2. Nguyên tắc mở cửa thị trường. 17
    1.1.5.3. Nguyên tắc dễ dự đoán. . 17
    1.1.5.4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng. . 18
    1.1.5.5. Dành cho các thành viên đang phát triển và các nước đang chuyển đổi
    một số ưu đãi. . 18
    1.2. Quy định về thuế quan của WTO . 18
    1.2.1. Quan điểm về thuế quan của WTO . 18
    1.2.1.1. Đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. . 18
    1.2.1.2. Dùng thuế làm biện pháp bảo hộ. 19
    1.2.1.3. Giảm bớt hàng rào thương mại 20
    1.2.1.4. Quan điểm cạnh tranh công bằng 22
    1.2.1.5. Những quy định về những đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các
    nước đang và chậm phát triển 25
    1.2.2. Một số phương thức kỹ thuật áp dụng cho các biện pháp thuế quan 26
    1.2.2.1. Thuế hóa . 26
    1.2.2.2. Ràng buộc thuế quan . 26
    1.2.2.3. Cắt giảm thuế quan hơn nữa 27
    1.2.3. Các phương pháp cắt giảm thuế quan cơ bản 27
    1.2.3.1. Cắt giảm dựa trên cơ sở bản chào và bản yêu cầu 27
    1.2.3.2. Phương pháp cắt giảm bình quân . 28
    1.2.3.3. Đàm phán cắt giảm thuế quan theo công thức . 29
    1.2.3.4. Hài hoà hoá thuế quan . 30
    1.2.3.5. Cắt giảm thuế quan theo ngành . 30
    1.2.3.6. Phương pháp kết hợp . 31
    CHƯƠNG 2: CAM KẾT VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO VÀ
    LỘ TRÌNH THỰC HIỆN 32
    2.1. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO . 32
    2.1.1. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam . 32
    2.1.2. Cam kết chung của Việt Nam khi gia nhập WTO . 33
    2.1.2.1. Cam kết đa phương . 33
    2.1.2.2. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ . 35
    2.1.3. Cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nh ập WTO . 40
    2.1.3.1. Mức cam kết chung . 40
    2.1.3.2. Những cam kết thuế đối với thương mại hàng hoá . 42
    2.1.4. Đánh giá các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO . 46
    2.2. Tác động của việc thực hiện các cam kết về thuế quan đối với phát triển kinh tế
    của Việt Nam . 47
    2.2.1. Tác động chung đối với nền kinh tế 47
    2.2.1.1. Tác động đối với Nhà nước . 48
    2.2.1.2. Tác động đối với khu vực doanh nghiệp 52
    2.2.1.3. Tác động đối với người tiêu dùng 54
    2.2.2. Những tác động chủ yếu tới các ngành kinh tế 55
    2.2.2.1. Tác động đối với lĩnh vực nông nghiệp . 55
    2.2.2.2. Đối với lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ . 56
    2.2.2.3. Đối với lĩnh vực đầu tư . 61
    2.3. Tình hình thực hiện cam kết thuế quan của Việt Nam sau 2 tháng gia nhập . 62
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÁC LỘ TRÌNH CAM KẾT VỀ
    THUẾ CỦA VIỆT NAM . 69
    3.1. Kinh nghiệm thực tế cắt giảm thuế quan của một số nước trên thế giới 69
    3.1.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ . 69
    3.1.1.1. Đổi mới quan điểm về tự do hóa thương mại . 69
    3.1.1.2. Chủ động từng bước tự do hóa thương mại . 70
    3.1.1.3. Vận dụng các biện pháp bảo hộ phù hợp với qui tắc của WTO 72
    3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 73
    3.1.2.1. Quan điểm phát triển thương mại trong xu thế hội nhập 73
    3.1.2.2. Thực hiện tự do hóa thương mại đơn phương và chủ động 73
    3.1.2.3. Trung Quốc đã thực hiện các cam kết với WTO 75
    3.1.2.4. Thúc đẩy cải cách 77
    3.1.2.5. Hiện đại hoá cơ cấu ngành nghề 77
    3.1.2.6. Bảo hộ gắn với mục tiêu xuất khẩu 78
    3.1.2.7. Tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ (NDT) và USD . 79
    3.1.2.8. Tiếp tục khai mở thị trường bên ngoài . 80
    3.1.2.9. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao . 81
    3.2. Các giải pháp nhằm thực hiện các lộ trình cam kết thuế của Việt Nam 81
    3.2.1. Nhóm giải pháp đối với nhà nước . 81
    3.2.1.1. Thúc đẩy tiến trình hoàn thiện hệ thống, cơ chế pháp luật. 81
    3.2.1.2. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính . 83
    3.2.1.3. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí . 84
    3.2.1.4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước 85
    3.2.1.5. Đặt trọng tâm đào tạo đội ngũ lao động cho phù hợp với tình hình và
    nhu cầu của WTO. 86
    3.2.1.6. Tập trung sức phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng 87
    3.2.1.7. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành nông nghiệp 88
    3.2.1.8. Phát triển các loại hình dịch vụ 91
    3.2.1.9. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá công nghiệp 91
    3.2.1.10. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia và
    định hướng của sự phát triển . 95
    3.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam 95
    3.2.2.1. Triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp 95
    3.2.2.2. Tăng cường sự hợp tác, gắn kết kinh tế giữa các doanh nghiệp . 97
    3.2.2.3. Củng cố cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng 98
    3.2.2.4. Các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng cạnh tranh 99
    3.2.2.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực .102
    3.2.2.6. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý 103
    3.2.2.7. Xây dựng thương hiệu vững mạnh .103
    KẾT LUẬN 105
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .107
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...