Luận Văn Quy định về bảo vệ đất trồng lúa trong pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quy định về bảo vệ đất trồng lúa trong pháp luật Việt Nam

    MỤC LỤC


    Trang


    PHẦN MỞ ĐẦU 1


    1. Tính cấp thiết của đề tài .1


    2. Mục đích nghiên cứu .2


    3. Phạm vi nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu .2


    5. Kết quả nghiên cứu 3


    6. Bố cục luận văn .3


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT TRỒNG LÚA VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG LÚA .4


    1.1. Tổng quan về đất trồng lúa .4


    1.1.1. Khái quát chung về đất trồng lúa trong nhóm đất nông nghiệp 4


    1.1.2. Khái niệm và phân loại đất trồng lúa 5


    1.1.2.1. Khái niệm đất trồng lúa 5


    1.1.2.2. Phân loại đất trồng lúa 6


    1.1.3. Vai trò của đất trồng lúa 7


    1.1.3.1. Vai trò của đất trồng lúa đối với xã hội .7


    1.1.3.2. Vai trò của đất trồng lúa đối với kinh tế đất nước .8


    1.1.3.3. Vai trò của đất trồng lúa đối với môi trường 8


    1.2. Vấn đề bảo vệ đất trồng lúa đối với Việt Nam .9


    1.2.1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ đất trồng lúa đối với Việt Nam .9


    1.2.2. Lược sử các quy định về bảo vệ đất trồng lúa ở Việt Nam trước khi ban hành Luật Đất đai 2003 11


    1.2.3. Chính sách sử dụng đất nông nghiệp một vài nước trên thế giới - kinh nghiệm cho Việt Nam .14


    1.2.3.1. Chính sách sử dụng đất nông nghiệp một vài quốc gia .14


    1.2.3.2. Những kinh nghiệm cho Việt Nam 15

    CHƯƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG


    LÚA .17
    2.1. Hạn chế việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác .17


    2.1.1. Hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp .17


    2.1.2. Muốn chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác phải chấp hành đúng các điều kiện về chuyển mục đích sử dụng đất lúa .18


    2.1.2.1. Điều kiện về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất .18


    2.1.2.2. Khi muốn chuyển mục đích sử dụng đất lúa phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền .19


    2.1.2.3. Khi chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp thì phải nộp tiền sử dụng đất 21


    2.1.3. Trường hợp cần thiết được chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang sử dụng vào mục đích khác 23


    2.2. Các quy định bảo yệ đất trồng lúa trong lĩnh vực thu hồi đất .24


    2.2.1. Nhà nước quy định các trường hợp thu hồi đất .24


    2.2.2. Bồi thường và hỗ trợ cho người nông dân bị thu hồi đất lúa 27


    2.2.2.1. Giá đất dùng để tính tiền bồi thường hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi ruộng đất 27


    2.2.2.2. Các quy định về bồi thường khi thu hồi đất lúa .28


    2.2.2.3. Hỗ trợ cho người nông dân bị thu hồi đất lúa .29


    2.3. Quy định các điều kiện về nhận chuyển quyền sử dụng đất lúa để bảo yệ đất trồng lúa .31


    2.3.1. Chủ thể không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa .31


    2.3.2. Trường họp để được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp thực hiện kinh doanh phi nông nghiệp thì các chủ thể sử dụng đất phải thỏa mãn các điều kiện nhận chuyển nhượng đất .32


    2.4. Các quy định khác nhằm bảo vệ đất trồng lúa 34


    2.4.1. Hạn chế manh mún, nhỏ lẻ ruộng đất 34


    2.4.2. Khuyến khích cải tạo và bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa 35

    CHƯƠNG 3. VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG LÚA HIỆN NAY - THỰC TIỄN TỈNH SÓC TRĂNG, MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ ĐÈ XUẤT HƯỚNG GIẢI
    QUYẾT .38


    3.1. Vấn đề bảo vệ đất lúa ở Việt Nam hiện nay .38


    3.1.1. Thực trạng diện tích đất trồng lúa của Việt Nam 38


    3.1.2. Tình hình sử dụng và bảo vệ đất lúa hiện nay .49


    3.2. Thực tiễn vấn đề bảo yệ đất trồng lúa ở tỉnh Sóc Trăng 43


    3.2.1. Sơ lược về tỉnh Sóc Trăng .43


    3.2.2. Thực trạng diện tích đất trồng lúa ở tỉnh Sóc Trăng .44


    3.2.3. Tình hình sử dụng và bảo vệ đất trồng lúa ở Sóc Trăng .46


    3.3. Một số vướng mắc trong công tác bảo vệ đất trồng lúa và đề xuất hướng giải quyết 48


    3.3.1. Một số vướng mắc trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với công tác bảo vệ đất trồng lúa 48


    3.3.2. Vướng mắc trong thu hồi đất ảnh hưởng đến bảo vệ đất lúa 51


    3.3.3. Một số vướng mắc trong vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất lúa có ảnh hưởng đến bảo vệ đất trồng lúa .55


    3.3.4. Vướng mắc trong các quy định về chuyển quyền sử dụng đất lúa ảnh hưởng đến công tác bảo vệ quỹ đất trồng lúa 58


    3.3.5. Đề xuất chung góp phần bảo vệ diện tích đất trồng lúa hiện nay .60


    KẾT LUẬN 62

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Đối với người dân Việt Nam, chắc hẳn không ai quên được “cơn sốt gạo năm 2008”. Giá gạo trung bình từ tám đến mười ngàn đồng mỗi kilôgam đột nhiên tăng lên mười sáu đến hơn hai mươi ngàn đồng/kg. Với giá gạo tăng lên tòng ngày nhưng người dân vẫn đổ xô đi mua lúa gạo dự trữ, họ lo cho an ninh lương thực của mình. Mặc dù chỉ là một cơn sốt gạo ảo, nhưng qua đó cũng đủ thấy vấn đề an ninh lương thực quan trọng như thế nào đối với Việt Nam - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới. Và nó giống như một hồi chuông cảnh báo nhắc Việt Nam cần phải quan tâm hơn đến vấn đề an ninh lương thực, phải biết bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước Việt Nam, đó là những cánh đồng lúa nước phù sa màu mỡ trồng từ hai đến ba vụ lúa mỗi năm, nơi cung cấp hằng năm khoảng bốn mươi triệu tấn lúa đảm bảo cho nhu cầu lương thực trong nước và còn xuất khẩu khoảng bốn đến năm triệu tấn gạo ra thị trường thế giới. Nhưng sau hồi chuông cảnh báo đó cộng thêm khi cả thế giới đang tính bài toán an ninh lương thực để chuẩn bị đối phó nạn gia tăng dân số và tình hình biến đối khí hậu toàn cầu thì ở Việt Nam mỗi năm có hàng ngàn hecta (ha) đất trồng lúa ở những vùng đất phù sa đang nhanh chóng bị quy hoạch chuyển mục đích sử dụng khác, chủ yếu là để phục vụ các mục đích phi nông nghiệp như xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí hiện đại, những sân gofl rộng lớn phục vụ thiểu số người có tiền. Trong khi với Việt Nam, bên cạnh vấn đề an ninh lương thực của cả nước thì mất đất lúa còn ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người nông dân, họ vốn khó khăn nay lại bị mất ruộng đất, không có việc làm, cuộc sống càng khó khăn hơn. Thiết nghĩ, xã hội ổn định thì mới thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh được. Nhưng an ninh lương thực và an sinh xã hội đang bị cảnh báo, vậy có đảm bảo phát triển kinh tế bền vững được hay không.


    Vì vậy, để đảm bảo an ninh lương thực và an sinh xã hội cho đất nước thì trước tiên phải có những chế định pháp lý để bảo vệ đất trồng lúa, bảo vệ người nông dân gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, dù là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp lúa nước nhưng pháp luật Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến bảo vệ đất trồng lúa. Dần chứng là pháp luật hiện hành chưa có nhiều văn bản điều chỉnh về vấn đề này, còn một số quy định bảo vệ đất trồng lúa hiện có thì tồn tại nhiều mâu thuẫn, vướng mắc dẫn đến thực trạng là đất trồng lúa bị sử dụng một cách tùy tiện mà không tính toán về an ninh lương thực và an sinh xã hội cho thế hệ mai sau. Trong khi tại hội thảo An ninh lương thực và biển đối khí hậu tổ chức ngày 31 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội, các đại biểu nhận xét “đến năm 2020 dân số của Việt Nam sẽ hơn một trăm triệu người, và nếu nước biển dâng lên một mét thì Việt Nam sẽ bị ngập mặn hơn 20.000 km2 diện tích”1. Nên nếu hiện tại Việt Nam không kịp thời có những chế định pháp lý cân đối giữa quy hoạch phát triển công nghiệp và bảo vệ đất trồng lúa thì an ninh lương thực và an sinh xã hội cho quốc gia trong tương lai sẽ là một vấn đề nan giải. Nhận thấy được tầm quan trọng của đất trồng lúa đối với Việt Nam cũng như các quy định pháp lý điều chỉnh về vấn đề bảo vệ đất trồng lúa nên người viết chọn đề tài “Quy định về bảo vệ đất trồng lúa trong pháp luật Việt Nam ” để nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

    • 17-.pdf
      Kích thước:
      39.8 MB
      Xem:
      0
Đang tải...