Luận Văn Quy định pháp luật Việt Nam về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quy định pháp luật Việt Nam về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .1


    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2


    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2


    5. BỐ CỤC LUẬN VĂN .2


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGOẠI HỐI VÀ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 4


    1.1. KHÁI NỆM NGOẠI HỐI VÀ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC .4


    1.1.1. KHÁI NIỆM NGOẠI HỐI 4


    1.1.2.THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 7


    1.1.3. KHÁI NỆM DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 9


    1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 12


    1.3. Ý NGHĨA QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 14


    CHƯƠNG 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC .17


    2.1. CHỦ THỂ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 17


    2.1.1. CHÍNH PHỦ 18


    2.1.2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 19


    2.1.2.1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 19


    2.1.2.2. Ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước .20


    2.1.2.3. Vụ Quản lý ngoại hối, Sở giao dịch và các Vụ có liên quan 22


    2.1.3. BỘ TÀI CHÍNH 23


    2.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 24


    2.3.1. QUẢN LÝ QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 24


    2.3.2. QUẢN LÝ QUỸ BÌNH ỔN TỶ GIÁ VÀ GIÁ VÀNG .26


    2.3.3. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 32


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN .35


    3.1. CHỦ THÊ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC .35


    3.2. ĐỐI TƯỢNG CỦA QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 38


    3.3. QUẢN LÝ QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI .41


    3.4. QUẢN LÝ QUỸ BÌNH ỔN TỶ GIÁ VÀ GIÁ VÀNG .43


    3.5. ĐẦU TƯ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC 44


    KẾT LUẬN CHUNG .48


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .50

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.


    Trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới ngày càng tham gia mạnh mẽ vào thương mại và đầu tư quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước là một mảng chính sách không thể thiếu được, bởi hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức và luôn tiềm ẩn những rủi ro do những thay đổi của môi trường kinh tế thế giới. Đi đôi với hội nhập và mở cửa, các nước cần tiến tới hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, nghĩa là đảm bảo cho hệ thống tài chính ổn định lâu dài, có khả năng tiếp nhận sự di chuyển các luồng vốn quốc tế trên cơ sở các luồng vốn được thu hút một cách hợp lý, sử dụng hiệu quả và đảm bảo an toàn khả năng hoàn trả kết hợp với sự đảm bảo quốc gia có một cán cân thanh toán quốc tế bền vững, tỷ giá hối đoái ổn định và dự trữ ngoại hối đáp ứng yêu cầu dự phòng kinh tế.


    Kể từ khi thực hiện chính sách mở của nền kinh tế, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam đã có những điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh tế trong và ngoài nước. Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo định hướng thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước. Bước đầu đã tạo được khung pháp lý cơ bản cho hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối. Trong giai đoạn mở cửa và hội nhập kinh tế, khi hoạt động luân chuyển các luồng vốn quốc tế được thực hiện ngày càng đa dạng và linh hoạt với những gì đạt được ban đầu sẽ là một nền tảng tốt cho công tác quản lý dự trữ ngoại hối sau này. Công tác quản lý ngày càng được quan tâm đúng mức bằng việc phân cấp quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. Tăng cường tính thanh khoản. Việc điều hòa nguồn ngoại hối của Quỹ dự trữ ngoại hối được thông suốt theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo can thiệp kịp thời thị trường ngoại tệ và thị trường vàng trong nước nhằm ổn định tỷ giá và giá vàng theo đúng mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Ngoài ra, quản lý đầu tư dự trữ ngoại hối cũng có nhiều tiến bộ, theo các tiêu chuẩn đầu tư quốc tế, đảm bảo an toàn, thanh khoản và sinh lời qua các nghiệp vụ đầu tư.


    Tuy nhiên, hệ thống quản lý dự trữ ngoại hối ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và cần phải hoàn thiện về: cơ cấu tổ chức quản lý chưa rõ ràng, cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối, Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng chưa tương xứng với vai trò và nhiệm vụ của chúng, công tác quản lý đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước chưa được quan tâm đúng mức.


    Đó cũng là những lý do người viết chọn đề tài: Quy định pháp luật Việt Nam về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. Trên cơ sở phân tích những cái đạt và chưa đạt được nhằm hiểu rõ hơn về chính sách quản lý hiện nay từ đó hướng đến các mục tiêu hoàn thiện.


    2. MỤC TIÊU NGHIÊN cứu VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu.


    Nhằm làm sáng tỏ các vấn đề về ngoại hối, dự trữ ngoại hối là gì? Tại sao chúng ta phải dự trữ ngoại hối, việc quản lý và sử dụng chúng như thế nào? . Trên cơ sở trả lời các câu hỏi trên ta thấy được chính sách quản lý dự trữ ngoại hối hiện nay mà Chính phủ đang theo đuổi cũng như tìm ra những phương hướng mới nhằm đáp ứng phù hợp với tình hình mới như hiện nay. Bên cạnh đó hiểu rõ hơn vị thế của dự trữ ngoại hối nhà nước trong khối dự trữ quốc gia.


    Trong luận văn tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước: pháp luật về quản lý quỹ dự trữ ngoại hối, các quy định Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng và đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước. Trên cơ sở phân tích điều kiện hình thành cơ cấu quỹ, việc sử dụng cũng như quản lý chúng. Bên cạnh đó, chỉ ra các thực trạng và nêu các phương hướng giải quyết nhằm hoàn thiện.


    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


    Trong luận văn chủ yếu được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


    - Phương pháp phân tích luật viết để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành, phương pháp phân tích đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực quản lý dự trữ ngoại hối.


    - Phương pháp tổng hợp nhằm nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.


    - Phương pháp so sánh.


    5. BÓ CỤC LUẬN VĂN.


    Đề tài gồm ba chương:


    Chương 1: Tổng quan về ngoại hối và dự trữ ngoại hối nhà nước.


    Chương 2: Nội dung quy định pháp luật Việt Nam về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.


    Chương 3: Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và một số định hướng hoàn thiện.


    Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu về dự trữ ngoại hối nhà nước, nhưng đây là một vấn đề còn quá ít các nghiên cứu đầy đủ và do hạn chế về khả năng và thời gian, chắc chắn đề tài không thể không tránh khỏi những sơ suất. Người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.


    Nhân đây xin chân thành cảm ơn cô Lê Huỳnh Phương Chinh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ để luận văn được hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...