Chuyên Đề Quy định pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. QUI ĐỊ P ÁP LUẬT VỀ QUẢ LÝ TIỀ TỆ:
    Để có thể thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng thông qua việc cung ứng tiền và điều
    tiết khối lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) có thể sử dụng các công
    cụ khác nhau: dự trữ bắt buộc, lãi suất, chính sách chiết khấu, .
    1. Dự trữ bắt buộc:
    1.1 Lý do về quy định dự trữ bắt buộc:
    Dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng thương mại (NHTM)
    phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTƯ. Trong hoạt động kinh doanh của mình, các
    NHTM sử dụng các khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư một cách khá linh hoạt.
    Nếu như các khoản cho vay đều có thời hạn, một ngày hay cho vay qua đêm cũng đều có thời hạn,
    thậm chí thời hạn có thể còn kéo dài hơn dự kiến vì đến hạn thu nợ, có thể ngân hàng vẫn không thu
    được nợ - trong khi đó, đối với nguồn tiền gửi của khách hàng thì các ngân hàng lại rất khó khăn
    trong việc kiểm soát thời hạn, ngay cả khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng gửi tiền vẫn có thể
    rút tiền trước khi đến hạn; tình trạng tiền cho vay ra chưa thu hồi về nhưng khách hàng gửi tiền lại
    có nhu cầu rút tiền trước hạn là hiện tượng luôn có thể . Điều này cho thấy rủi ro thanh khoản luôn
    là mối lo của các NHTM. Mặt khác, trên thực tế, thời hạn cho vay còn dài hơn thời hạn của nguồn
    tiền gửi, nói khác đi là kỳ hạn gửi tiền của mỗi loại tiền gửi không phải lúc nào cũng là cơ sở để
    xem xét và quyết định thời hạn cho vay, mà ngân hàng có thể khai thác tính ổn định tương đối của
    tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn để cho vay có thời hạn, dùng nguồn tiền gửi thời hạn ngắn để cho
    vay với thời hạn dài hơn . nên nguy cơ rủi ro cao hơn. Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng mất
    khả năng thanh toán - các khoản tiền gửi ở các ngân hàng sẽ nhanh chóng “bay hơi”, không những
    thế nó còn làm “bay hơi” giá trị tài sản và các khoản dự trữ của ngân hàng đó và theo phản ứng dây
    chuyền thì rủi ro này sẽ làm chấn động toàn hệ thống ngân hàng.
    Dự trữ bắt buộc là công cụ để NHTƯ các nước sử dụng để điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế.
    Nói cách khác, dự trữ bắt buộc làm tăng khả năng kiểm soát của NHTƯ đối với quá trình cung ứng
    tiền. Thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTƯ có thể tác động vào nguồn dự trữ, thay
    đổi vốn khả dụng của các ngân hàng để làm thay đổi tiềm năng tín dụng của các ngân hàng - nhưng
    NHTƯ không phải là người quyết định việc sử dụng các tiềm năng ấy.
    Mặc dù lịch sử ra đời của dự trữ bắt buộc là từ những năm đầu của thế kỷ 20, song hệ thống
    ngân hàng Việt Nam mới chỉ làm quen với khái niệm này vào tháng 5/1990, sau khi “Pháp lệnh
    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam”, “Pháp lệnh Ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng và công
    ty tài chính” được ban hành thì các NHTM Việt Nam mới bắt đầu thực hiện các quy định về dự trữ
    bắt buộc.
    1.2 Tác động của dự trữ bắt buộc:
    - Dự trữ bắt buộc và tiềm năng tín dụng của các ngân hàng: Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay
    đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả dụng của mỗi ngân hàng. Với tổng số nguồn tiền gửi
    huy động được, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì phần chênh lệch còn lại - vốn khả dụng của bản
    QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3
    4
    thân ngân hàng này càng cao, khả năng cho vay ra của ngân hàng càng lớn và ngược lại. Bên cạnh
    đó, mỗi động tác cấp tín dụng cho một đối tượng nào đó thông qua chuyển khoản của ngân hàng -hoạt động này mở ra một nguồn vốn mới cho một ngân hàng kế tiếp, sự tiếp tục của quá trình này
    chính là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng làm cho tổng nguồn có thể cho vay của toàn hệ
    thống được nhân lên nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu, mức độ được nhân lên chính là hệ số nhân
    tiền. Qua đó cho thấy, tỷ lệ dự trữ bắt buộ c có quan hệ chặt chẽ với nguồn vốn khả dụng của hệ
    thống ngân hàng. Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể hiện được tiềm năng tín dụng, còn thực sự nó có
    làm cho khối lượng tín dụng tăng lên hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín dụng của
    các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.
    - Dự trữ bắt buộc và lãi suất
    Dự trữ bắt buộc có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách:
    Thứ nhất, do dự trữ bắt buộc có thể mở rộng hay thu hẹp tiềm năng tín dụng cho nên lãi suất
    thị trường cũng vì thế mà có thể giảm xuống hoặc tăng lên.
    Thứ hai, khi dự trữ bắt buộc tăng lên thì lãi thu được từ hoạt động cho vay giảm xuống làm
    giảm lợi nhuận của các NHTM. Điều này được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều chỉnh tăng
    lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng.
    - Dự trữ bắt buộc và khối lượng tiền cung ứng
    Khối lượng tiền cung ứng thay đổi là kết quả tất yếu của việc thay đổi tiềm năng tín dụng,
    thay đổi lãi suất trên thị trường, nó cũng là mục tiêu cuối cùng mà NHTƯ muốn đạt được khi điều
    chỉnh dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được nâng lên nếu NHTƯ thực hiện việc thắt chặt
    tiền tệ, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ngược lại, để mở rộng tiền tệ nhằm khuyến khích
    đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động thì NHTƯ sẽ hạ tỷ lệ dự
    trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động ngược chiều đến khối lượng tiền cung ứng thể hiện qua
    công thức tính hệ số nhân tiền:
    1
    Hệ số tạo tiền =
    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
    Có thể nói sự tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối lượng tiền trong nền kinh tế là
    khá toàn diện, nó tác động rất mạnh mẽ không chỉ đến quy mô, khối lượng tín dụng mà cả đối với
    lãi suất tín dụng. Mức độ tác động không đơn giản chỉ làm tăng hay giảm đơn thuần mà làm thay đổi
    theo số lần về tiền trong lưu thông.
    1.3 Qui định pháp luật về dự trữ bắt buộc:
    Tùy vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy
    định khác nhau. Điều này được chứng minh rất rõ ở nước ta trong thời gian qua:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...