Luận Văn Quy định pháp luật về hợp đồng lao động, lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quy định pháp luật về hợp đồng lao động, lý luận và thực tiễn

    LỜI NÓI ĐẦU 2


    1. Tính cấp thiết của đề tài 6


    2. Phạm vi nghiên cứu .7


    3. Phương pháp nghiên cứu 7


    4. Bố cục của luận văn .7


    CHƯƠNG 1 .8


    MỐI QUAN HỆ GIỮA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 8


    1.1. Quan hệ lao động 8


    1.1.1. Khái niệm quan hệ lao động 8


    1.1.2. Đặc điểm của quan hệ lao động .10


    1.1.3. Các hình thức biểu hiện của quan hệ lao động .12


    1.2. Hợp đồng lao động 13


    1.2.1. Khái niệm hợp đồng lao động 13


    1.2.2. Đặc trưng của hợp đồng lao động 18


    1.2.3. Phân loại hợp đồng lao động .21


    1.2.4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động .22


    1.3. Sự cần thiết phải giao kết hợp đồng lao động trong quan hệ lao động 24


    CHƯƠNG 2 27


    QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG .27


    2.1. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động 27


    2.1.1. Người sử dụng lao động 27


    2.1.2. Người lao động .29


    2.2. Quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động 31


    2.2.1. Hình thức giao kết hợp đồng lao động .31


    2.2.2. Nội dung giao kết hợp đồng lao động 33


    2.2.3. Thủ tục giao kết hợp đồng lao động 38


    2.3. Quy định pháp luật về thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp đồng lao


    động 41


    2.3.1. Thực hiện hợp đồng lao động 41


    2.3.2. Thay đổi nội dung hợp đồng lao động .42


    2.4.3. Tạm hoãn thực hiện nội dung hợp đồng lao động 43


    2.4. Chấm dứt hợp đồng lao động . 44


    2.4.1. Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt .45


    2.4.2. Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí một bên .47


    2.4.3. Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật . 53


    2.5. Quyền lợi của các bên khi hợp đồng lao động chấm dứt 56

    2.5.1. Đối với người sử dụng lao động 56


    2.5.2. Đối với người lao động .56


    2.6. Xử phạt hành chính đối vói hành vi vi phạm pháp luật lao động 61


    2.7. Hợp đồng vô hiệu .69


    CHƯƠNG 3 . 73


    THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 73


    3.1. Thực trạng và giải pháp trong việc áp dụng hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp 74


    3.2. Nguyên nhân của những tồn tại .90


    3.3. Đề xuất cho vấn đề thực hiện hợp đồng lao động .91


    Kết luận 98

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Quan hệ lao động trong thị trường là một loại quan hệ đặc biệt, nó vừa là quan hệ kinh tế đồng thời lại là quan hệ có tính xã hội và nhân vãn sâu sắc bởi nó liên quan mật thiết đến yếu tố con người; nó vừa là quan hệ thỏa thuận vừa là quan hệ phụ thuộc; là quan hệ bình đẳng song bởi khả năng nảy sinh giá trị khi sử dụng nên dễ dẫn đến sự bất công và bóc lột trong quan hệ; là quan hệ cá nhân đồng thời lại bị chi phối của quan hệ có tính tập thể . Chính vì vậy, việc trao đổi hàng hóa sức lao động không thể giống như các giao dịch hàng hóa thông thường khác mà cần thiết phải có một hình thức pháp lý vừa tạo ra sự lưu thông bình thường, thuận tiện vừa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp các bên trong quan hệ lao động. Hình thức pháp lý đó chính là hợp đồng lao động.


    Các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia vào mối quan hệ hợp đồng lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ lao động ở nước ta phát triển hài hòa và ổn định. Pháp luật Lao động nước ta đã dành ra một Chương trong Bộ luật Lao động cùng với hàng loạt các văn bản dưới luật khác để điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng lao động, và hợp đồng lao động được coi là một trong những hình thức xác lập quan hệ lao động mà ở đó, công dân có thể thực hiện được các quyền được làm việc, quyền tự do, tự nguyện lựa chọn công việc sẽ làm cũng như nơi làm việc của họ .


    Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động vẫn chưa được đảm bảo, đặc biệt là người lao động họ chưa được người sử dụng lao động quan tâm đầy đủ và đúng mức quy định, thể hiện qua việc các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh hiện nay thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động được chưa nghiêm túc, vẫn còn nhiều sai phạm liên quan đến vấn đề này, quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của các chủ thể trong quan hệ lao động hiện nay còn phát sinh những bất đồng về quyền và lợi ích của các bên, chính từ sự bất đồng đó đã đưa đến các tranh chấp lao động thậm chí là đình công từ phía người lao động. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài: Quy định pháp luật về hợp đồng lao động, lý luận và thực tiễn áp dụng mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, thông qua việc nghiên cứu giúp chúng ta có thể tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp phổ biến hiện nay tại các doanh nghiệp, từ đó có thể tìm ra cách thức giải quyết các tranh chấp giữa các bên trong quan hệ lao động, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người lao động chủ thể luôn ở thế yếu trong mối quan hệ hợp đồng lao động, đồng thời tìm ra giải pháp giải đề xuất hoàn thiện mối quan hệ các bên trong hợp đồng lao động vào thời gian sắp tới.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Hợp đồng lao động là một trong những nội dung trọng tâm của Bộ luật Lao động, có quan hệ mật thiết với hầu hết các quy định của pháp luật lao động khác. Vì vậy, hợp đồng lao động được xem là một vấn đề khá rộng để có thể nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, với thời gian và vốn kiến thức của người viết, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi: làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ lao động, hợp đồng lao động, quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và thực trạng áp dụng tại các doanh nghiệp trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp hiện nay.


    3. Phương pháp nghiên cứu


    Luận văn được nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học như: vận dụng phương pháp luận của triết học Mác -Lênin mà chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử song song đó là phương pháp phân tích luật viết. Ngoài ra luận văn còn áp dụng những phương pháp nghiêng cứu khoa học khác như: phương pháp phân tích chứng minh có dùng phép so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, trừu tượng hóa khoa học, phương pháp miêu tả, so sánh thống kê, phân tích tổng hợp .


    4. Bố cục của luận văn


    Luận văn bao gồm các phần: Lời mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Riêng phần nội dung của luận văn, gồm có:


    Chương 1: Mối quan hệ giữa hợp đồng lao động và quan hệ lao động: Trong Chương này người viết nêu lên một số khái niệm, đặc điểm cơ bản của quan hệ lao động và hợp đồng lao động, thông qua đó nói lên sự cần thiết phải giao kết hợp đồng trong quan hệ lao động;


    Chương 2: Quy định pháp luật về hợp đồng lao động: Trong phần nội dung của Chương 2 chủ yếu trình bày các quy định của pháp luật hiện hành trong giao kết, thực hiện, thay đổi, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng lao động, hậu quả pháp lý mà các bên phải gánh chịu khi có các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về vấn đề này;


    Chương 3: Thực trạng áp dụng hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp: Trong phần nội dung của Chương 3 sẽ nêu lên thực trạng áp dụng hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, để từ đó biết được nguyên nhân của những tồn tại và đưa ra giải pháp để hoàn thiện quy định định của pháp luật cùng với những đề xuất nhằm giúp cho việc thực hiện hợp đồng lao động trong giai đoạn sắp tới được tốt và hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

    • 49-.pdf
      Kích thước:
      32.9 MB
      Xem:
      0
Đang tải...