Luận Văn Quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động

    Lời nói đầu .7


    CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUAN HỆ LAO ĐỘNG VỚI AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG 10


    1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động .12


    1.3 Những nội dung cơ bản của quan hệ pháp luật lao động .15


    1.3.1 Quyền và nghĩa vụ của người lao động .16


    1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động .17


    1.4 Sự cần thiết phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động 18


    1.5 Khái niệm an toàn lao động và vệ sinh lao động .19


    1.6 Các nguyên tắc thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động 21


    1.7 Mối quan hệ giữa người lao động với an toàn lao động và vệ sinh lao


    động 24


    CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG 28


    2.1 Trách nhiệm của các bên trong quan hệ pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động .28


    2.1.1 Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an


    toàn lao động và vệ sinh lao động 29


    2.1.2 Trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động 30


    2.1.3 Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động 32


    2.1.4 Vai trò của Công đoàn trong lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh


    lao động 38


    2.2 Quy định pháp luật về biện pháp và tiêu chuẩn an toàn lao động và


    vệ sinh lao động .40


    2.2.1 Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định pháp luật .40


    2.2.2 Tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động 47


    2.2.3 An toàn vệ sinh thực phẩm đối với người lao động .48


    2.3 Quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động đối với mội số đối tượng lao động đặc biệt .50

    2.3.1 Đối với lao động là người thành niên 50


    2.3.2 Lao động là người chưa thành niên .52


    2.3.3 Lao động nữ .54


    2.3.4 Lao động là người cao tuổi 55


    2.3.5 Lao động là người tàn tật 56


    2.4 Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật an toàn lao


    động và vệ sinh lao động .56


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG .60


    3.1 Tình hình an toàn lao động và vệ sinh lao động từ năm 1995 đến nay 60


    3.1.1 Thống kê tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp từ năm 1995 đến nay .60


    3.1.2 An toàn vệ sinh lao động trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam . 65


    3.1.3 An toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam 67


    3.2 Nguyên nhân của việc không đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động 69


    3.3 Giải pháp ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp .72


    3.4. Một số đề xuất nhằm đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động 75
    KẾT LUẬN 78

    Lời nói đầu


    1. Lý do chọn đề tài


    Lao động giúp con người hoàn thiện bản thân, chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên, khi điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển đưa người lao động tiến đến một môi trường lao động với những công cụ, phương tiện và điều kiện lao động mới, thì cũng là lúc người lao động phải đối mặt với những yếu tố mới gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng ngày càng nhiều hơn, nguy hiểm hơn. Bên cạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp người lao động cải thiện điều kiện lao động trước đây, nhưng đồng thời cũng đưa đến những nguy cơ mới phát sinh dễ dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở mức độ cao hơn, điều này gây ảnh hưởng to lớn đến nguồn nhân lực quý giá của quốc gia, sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước.


    Trong thời gian gần đây tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp liên tiếp xảy ra, những vụ tai nạn kinh hoàng, những bệnh nghề nghiệp mới xuất hiện đã làm cho người lao động hoang mang, lo lắng, đặt xã hội trước những thách thức về vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động. Đặc biệt, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới thì vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động cũng là một trong những vấn đề quan trọng thúc đẩy sự cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà.


    Hiện nay công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động mặc dù đã được quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Từ cơ sở pháp lý đến công tác quản lý, tuyên truyền, thi hành, áp dụng pháp luật vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối ưu trong công tác chăm lo, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động. Cho nên tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng vì vậy mà gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho toàn xã hội.


    Vì vậy, để biết được những nguyên nhân dẫn đến việc không đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động? biện pháp nâng cao công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động? đặc biệt là tìm hiểu những quy định pháp lý trong lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh lao động, tìm ra các giải pháp phù hợp cải thiện điều kiện lao động, xây dựng môi trường lao động an toàn và lành mạnh? Cho nên người viết đã quyết định chọn đề tài “Quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động”.

    2. Mục tiêu nghiên cứu


    An toàn lao động và vệ sinh lao động ảnh hưởng to lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, tìm hiểu những quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động giúp người viết hiểu được sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác này, tìm ra được những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Từ đó thấy được ý nghĩa của những quy định pháp luật và quá trình thi hành, áp dụng pháp luật trên thực tiễn. Tìm hiểu nội dưng về an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm nắm được một cách khái quát và đầy đủ về vấn đề, để người viết có thể đưa ra đề xuất họp lý giúp hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Góp phần nâng cao công tác đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động, xây dựng môi trường lao động an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện cạnh tranh trong hội nhập kinh tế thế giới.


    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu: Chủ yếu là các quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động, tác động của quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động đến tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hiện nay. Từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp để đưa ra những đề xuất, gợi mở phù hợp khắc phục tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động, cải thiện môi trường lao động.


    Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến đề tài là rất rộng. Do đó trong phạm vi bài viết, người viết chỉ tập trung làm sáng tỏ sự cần thiết, tầm quan trọng của an toàn lao động và vệ sinh lao động, những quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động đối với những đối tượng lao động lảm công ăn lương không thuộc các cơ quan hành chính nhả nước tại Việt Nam. Tình hình, nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cùng với các đề xuất để hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao công tác an toàn lao dộng và vệ sinh lao động.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đe thực hiện luận văn, trong quá trình làm bài người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích luật viết, phân tích câu chữ kết hợp với phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu sách vở, thu thập thông tin, thống kê, tổng hợp, đánh giá số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích nhằm lảm rõ quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng. Ngoài ra người viết cũng sử dụng một số bài viết của các chuyên gia về các vấn đề có liên quan nhằm làm tăng tính khoa học và thuyết phục của đề tài.


    5. Kết cấu đề tài


    Đề tài gồm có 3 chương:


    Chương 1: Trong chương này người viết trình bày cơ sở lý luận chưng về mối quan hệ giữa quan hệ lao động với an toàn lao động và vệ sinh lao động. Tìm hiểu những nội dung về quan hệ lao động, quan hệ pháp luật lao động, sự cần thiết phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động, cũng như các khái niệm, nguyên tắc thực hiện an toàn vệ sinh lao động. Kết thúc chương là mối quan hệ giữa người lao động với an toàn lao động và vệ sinh lao động. Qua nội dung này giúp làm rõ hơn tàm quan trọng, sự cần thiết phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động, tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, tìm hiểu những quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động ở nội dung của chương kế tiếp.


    Chương 2: Người viết tập trung phân tích cơ sở pháp lý của vấn đề tại chương này. Cụ thể là trình bày những điều khoản, quy định pháp luật liên quan bao gồm: tìm hiểu trách nhiệm của các bên trong quan hệ pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động; những biện pháp và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động theo quy định pháp luật; Những quy định riêng về an toàn vệ sinh lao động đối với các đối tượng lao động đặc biệt; cuối cùng là tìm hiểu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật an toàn vệ sinh lao động. Việc phân tích cơ sở pháp lý của vấn đề tạo điều kiện nghiên cứu sâu hơn các quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu quá trình, kết quả áp dụng pháp luật vào thực tiễn một cách hiệu quả hơn.


    Chương 3: Dựa trên những cơ sở pháp lý của chương 2, người viết thống kê, phân tích, đánh giá tình hình an toàn lao động và vệ sinh lao động trên thực tiễn. Từ đó, rút ra được kết luận về nguyên nhân của việc không đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động. Và để kết thúc chương, người viết trình bày một số đề xuất, gợi mở nhằm hoàn thiện quy định pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng cường nâng cao hiệu quả công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động, xây dựng môi trường lao động an toàn và lành mạnh.


    Cuối cùng là phần kết luận lại những vấn đề chưng nhất của bài luận văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...